SITĀTAPATRĀ DHĀRAṆĪ (Kinh Thánh Đỉnh đầu bạch tản cái, hoàn toàn chinh phục, đại thánh, đại minh mẫn tỉnh thức của tất cả các đức Như Lai)

Việt văn

 Sitātapatrā

(Kinh Thánh Đỉnh đầu bạch tản cái, hoàn toàn chinh phục, đại thánh, đại minh mẫn tỉnh thức của tất cả các đức Như Lai)

TS. Trần Quang Đăng dịch từ Sanskrit sang tiếng Việt, mùa Xuân tại Tallinn, ngày 21/03/2024


1- Kính thỉnh tự tánh của chính mình, hoàn toàn quy mạng tất cả các đức Phật và chư Bồ Tát


2- Như vậy tôi nghe: Một thời, đức Thế Tôn ở trên cõi trời ba mươi ba, tại Thiện pháp đường sudharma chỗ chư thiên hội họp, cùng các hàng đại tánh Tỷ kheo tăng và các đại tánh Bồ tát tăng, có một trăm vị Tỷ Kheo cùng thiên chủ Sakra chúa tể chư thiên cõi trời. Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn ngồi trên tòa đã soạn sẵn, nhập chánh định tên là Đảnh Quán, ngay sau đó giữa đỉnh đầu Thế Tôn xuất hiện âm thanh thuyết chú rằng:


3- Quy mạng đỉnh đầu Thế Tôn của chính mình, tự mình thuần tịnh, tự mình trong sạch, tự mình không cấu nhiễm, hãy tin tưởng.


Quy mạng đỉnh đầu Thế Tôn sáng rực không gì chế ngự được của chính mình.


Quy mạng phật, quy mạng Pháp, quy mạng Tăng.


Quy mạng bảy mươi triệu các đức Phật đã đạt chánh đẳng chánh giác.


Quy mạng các bậc nhân từ tối thượng, tất cả các đức Phật, chư bồ tát, và các Thanh Văn Tăng.


Tự mình quy mạng các bậc giải thoát A La Hán (Ứng Cúng) trên thế gian. Quy mạng các bậc Tu Đà Hoàn (Nhập Lưu). Quy mạng các bậc Tư Đà Hàm (Nhất Lai).


Quy mạng các bậc A Na Hàm (Bất Hoàn). Tự mình quy mạng những vị đang đi trên con đường chánh đẳng giác trên thế gian. Quy mạng những vị đang hướng đến chánh đẳng giác. Quy mạng các bậc thiện tri thức.


Quy mạng thiên phạm hạnh của chính mình. Quy mạng phật. Quy mạng đức Thế Tôn của chính mình, bậc quét sạch tà ác, bậc chủ ánh sáng tịch lặng, bậc khoan dung hỗ trợ. 


Quy mạng bậc rỗng lặng như bầu trời. Quy mạng đức Thế Tôn bản tánh đại lực nārā-yaṇā (Na La Diên) của chính mình. Năm đại thủ ấn quy mạng, hành hạnh quy mạng.


Quy mạng đức Thế Tôn của chính mình, thường canh giữ như thần nandi-keśvara, dũng mãnh như thần mahā-kāla đập tan ba cõi thành chỗ an lạc, an trú nơi ngọc quý lớn bản tánh hoàn toàn tự chủ. 


Quy mạng bậc thân cận trí tuệ chơn thật.


4- Quy mạng dòng dõi Thế Tôn Như Lai của chính mình. Quy mạng dòng dõi hoa sen Thế Tôn của chính mình. Quy mạng dòng dõi kim cương Thế Tôn của chính mình. Quy mạng dòng dõi ngọc mani Thế Tôn của chính mình. Quy mạng dòng dõi voi chúa Thế Tôn của chính mình. Quy mạng dòng dõi nghiệp Thế Tôn của chính mình. Quy mạng dòng dõi kho báu Thế Tôn của chính mình. Quy mạng dòng dõi đồng chơn Thế Tôn của chính mình. Quy mạng dòng dõi rồng lớn Thế Tôn của chính mình. Quy mạng dòng dõi đẹp đẽ tuyệt diệu Thế Tôn của chính mình.


Quy mạng đức Thế Tôn Kiên Dũng Hỷ Thân Vũ Khí Vương Như Lai, Bậc A La Hán, Chánh Đẳng Giác của chính mình.


Quy mạng đức Thế Tôn Amitābhā (Vô Lượng Quang) Như Lai, Bậc A La Hán, Chánh Đẳng Giác của chính mình.


Quy mạng đức Thế Tôn Bất Động Như Lai, Bậc A La Hán, Chánh Đẳng Giác của chính mình.


Quy mạng đức Thế Tôn Kim Cương Thủ Hải Lưu Thắng Như Lai, Bậc A La Hán, Chánh Đẳng Giác của chính mình.


Quy mạng đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai, Bậc A La Hán, Chánh Đẳng Giác của chính mình.


Quy mạng đức Thế Tôn Chiến Thắng Toàn Thiện Như Lai, Bậc A La Hán, Chánh Đẳng Giác của chính mình.


Quy mạng đức Thế Tôn Mỹ Hoa Sāla Indra Vương Như Lai, Bậc A La Hán, Chánh Đẳng Giác của chính mình.


Quy mạng đức Thế Tôn Liên Hoa Thượng Vương Như Lai, Bậc A La Hán, Chánh Đẳng Giác của chính mình.


Quy mạng đức Thế Tôn Vi-paś-sin (Bậc Thấy Phân Biệt Chơn Chánh) Như Lai, Bậc A La Hán, Chánh Đẳng Giác của chính mình.


Quy mạng đức Thế Tôn Śi-khin (Bậc Đạt Đỉnh Cao Trí Tuệ) Như Lai, Bậc A La Hán, Chánh Đẳng Giác của chính mình.


Quy mạng đức Thế Tôn Vi-śoa-bu (Thế Giới Toàn Thiện) Như Lai, Bậc A La Hán, Chánh Đẳng Giác của chính mình.


Quy mạng đức Thế Tôn Kra-khu-chan-dā (Lập Địa Hoan Hỷ) Như Lai, Bậc A La Hán, Chánh Đẳng Giác của chính mình.


Quy mạng đức Thế Tôn Kanaka-muni (Kim Thánh) Như Lai, Bậc A La Hán, Chánh Đẳng Giác của chính mình.


Quy mạng đức Thế Tôn Kā-śya-pā (Đại Địa) Như Lai, Bậc A La Hán, Chánh Đẳng Giác của chính mình.


Quy mạng đức Thế Tôn Śākya-muni (Bậc Thánh Dòng Họ Śākya) Như Lai, Bậc A La Hán, Chánh Đẳng Giác của chính mình.


Quy mạng đức Thế Tôn Bảo Nguyệt Như Lai, Bậc A La Hán, Chánh Đẳng Giác của chính mình.


Quy mạng đức Thế Tôn Bảo Tịnh Vương Như Lai, Bậc A La Hán, Chánh Đẳng Giác của chính mình.


Quy mạng đức Thế Tôn Phổ Hiền Như Lai, Bậc A La Hán, Chánh Đẳng Giác của chính mình.


Quy mạng đức Thế Tôn vairocanā (Thân Cận Mặt Trời) Như Lai, Bậc A La Hán, Chánh Đẳng Giác của chính mình.


Quy mạng đức Thế Tôn Khai Quảng Liên Hoa Thượng Hương Tịnh Vương Như Lai, Bậc A La Hán, Chánh Đẳng Giác của chính mình.


6- Hãy tự mình thực hành quy mạng các đức Thế Tôn như vậy. Bây giờ ta sẽ giải thích lực rộng lớn hoàn toàn thanh tịnh không gì khuất phục được của đỉnh đầu Bạch Tản Cái của tất cả các đức Như Lai:


Giải thoát tất cả chết chóc, xung đột bất hoà, khiến các tranh chấp được lắng dịu.


Ngăn chặn tất cả nắm giữ của quỷ bhūta, hoàn toàn minh mẫn, cắt đứt tất cả.


Cứu hộ khỏi bị chết yểu phi thời. Giải thoát tất cả các trói buộc của chúng sanh.


Phá hủy tất cả các ác mộng. Phá tan mọi bắt giữ của các loài quỷ thần yakṣa, các loài yêu ma rākṣasa,


Phá tan tám mươi bốn ngàn phiền não trói buộc.


Trừ sạch lòng ám ảnh hai mươi tám tinh tú.


Ngăn chặn tất cả kẻ thù, đập tan tám trói buộc lớn.


Làm biến mất các ác mộng tội lỗi khủng khiếp.


Cứu chữa khỏi độc dược, bùa chú, các nạn nước, nạn lửa;


Làm thoát khỏi tất cả nghèo hèn, khủng bố; cứu hộ trong sáu nẻo luân hồi đầm lầy sanh tử và còn nhiều hơn thế nữa.


7- Những sự rất kinh khủng, thế lực lớn, đầy lửa lớn, rất hung bạo, rất lóa mắt, cháy nóng rực, đại chiến thắng, lửa địa ngục, tất cả chúng không thể khuất phục được, khi an trú hạnh thuần trắng thanh bạch lớn này.


8- Như thánh tārā bhṛikuṭī 

Chiến thắng và vinh quang chơn thật,

Tất cả ma quân bị phá tan,

Trong địa kim cương được an lạc,

Hoa sen nở xòe khắp thế gian, 

Là tánh chinh phục trong địa phận,

Cả tiếng muỗi bay đều tịch lặng, 

Trang nghiêm khắp cõi vaideha.


9- Thực hành các thiện hạnh thuần trắng,

Lửa dữ địa ngục cũng chẳng cháy,

Có đại lực như thánh tara,

Và trời vajra-śṛiṅkhala.


10- Thiên nữ Vajra-kaumāri,

Giữ trí kim cương ở tại gia,

Chày sét Kim cương cầm nắm lấy, (trí tuệ)

Kỹ nghệ kim cương chuỗi vòng hoa. (giới đức)


11- Đất sanh châu báu, chùm nhật quang,

Đỉnh đầu Như Lai âm thuyết vang,

Miệng ngọc mani vừa khai mở,

Ánh sáng kim cương ánh sáng vàng.


12- Trung tâm kim cương rất chói sáng,

Tánh chơn như chính tánh thuần trắng,

Chói sáng từ mắt hoa sen Phật,

Chơn như tức ánh sáng kim cương,

Mặt trăng chơn thật trì kim cương,

Kim cương vòng cổ đại thiên nữ,

Mahā-māyā ánh sáng vàng.


13- Mắt đẹp trắng trong, mắt hoa sen,

Viễn ly an tịnh phát từ tâm,

Chính mình đây là tánh thiện trí,

Đệ nhất tối thắng ánh nguyệt quang.


14- Tánh này có hỷ lạc lớn, là tất cả trí tuệ chơn thật, đều hộ vệ cho chính mình và tất cả chúng sanh.


15- Kính thỉnh tự tánh của chính mình, ca tụng tánh hiền thánh của chính mình từ đảnh đầu bạch tản cái của tất cả các đức Như Lai, hūm hūm hrīṃ ṣṭroṃ phá hủy, hūm hūm hrīṃ ṣṭroṃ cắt đứt, kính thỉnh tự tánh của chính mình hūm hūm hrīṃ ṣṭroṃ minh mẫn tự chủ hoàn toàn bất động, hūm hūm hrīṃ ṣṭroṃ đập tan mọi nắm giữ của tất cả yêu ma quỷ thần, hūm hūm hrīṃ ṣṭroṃ đập tan tám mươi bốn ngàn phiền não trói buộc, hūm hūm hrīṃ ṣṭroṃ trừ sạch lòng ám ảnh hai mươi tám tinh tú, hūm hūm hrīṃ ṣṭroṃ đập tan tám trói buộc lớn, hūm hūm hrīṃ ṣṭroṃ bảo hộ bảo hộ cho chính mình và tất cả chúng sanh.


om ṛṣigaṇa-praśaste sarvatathāgatoṣṇīṣasitātapatre hūm hūm hrīṃ ṣṭroṃ jambhani| hūm hūm hrīṃ ṣṭroṃ stambhani| om hūm hūm hrīṃ ṣṭroṃ paravidyāstambhanakarī| hūm hūm hrīṃ ṣṭroṃ sarvayakṣarākṣasagrahāṇāṃ vidhvaṃsanakarī| hūm hūm hrīṃ ṣṭroṃ caturaśitīnāṃ grahasahasrāṇāṃ vidhvaṃsanakarī| hūm hūm hrīṃ ṣṭroṃ aṣṭāviṃśatināṃ nakṣatrāṇāṃ prasādanakarī| hūm hūm hrīṃ ṣṭroṃ aṣṭānāṃ mahāgrahāṇāṃ vidhvaṃsanakarī| hūm hūm hrīṃ ṣṭroṃ rakṣa rakṣa māṃ sarva-sattvāṃ-śca|


16- Tự mình quy mạng đảnh đầu bạch tản cái của tất cả các đức Như Lai Thế Tôn của chính mình, tự mình đại thánh có ngàn cánh tay lớn, tự mình có ngàn đầu lớn, tự mình có ngàn triệu tỷ con mắt, tự mình không thể phá vỡ, tự mình vô cùng chói sáng, tự mình là đại thiện kim cương trong ba cõi. 


17- Kính thỉnh tự tánh của chính mình, là mọi điều phước lành của chính mình và tất cả chúng sanh, khi gặp: 


Nguy hiểm từ vua chúa, nguy hiểm từ trộm cướp, nguy hiểm từ lửa, nguy hiểm từ nước, nguy hiểm từ thuốc độc đao kiếm, nguy hiểm từ kẻ thù, nguy hiểm từ quân đội của kẻ địch, nguy hiểm từ nạn đói kém, nguy hiểm từ bị kẻ thù ganh ghét đố kỵ, nguy hiểm từ sấm sét, nguy hiểm từ gặp đúng ác thời bệnh tật tai nạn chết chóc, nguy hiểm từ động đất, nguy hiểm từ thiên thạch, nguy hiểm từ đạn lửa, nguy hiểm từ vua dùng gậy gộc đánh đập, nguy hiểm từ dã thú, nguy hiểm từ loài rồng, nguy hiểm từ sét đánh, nguy hiểm từ lửa cháy, nguy hiểm từ loài chim lớn, nguy hiểm từ lâm vào tất cả bệnh tật, tai nạn, chết yểu không người cứu hộ, nguy hiểm từ trói buộc, nguy hiểm từ chư thiên, nguy hiểm từ loài rắn, nguy hiểm từ loài quỷ thần yakṣa, nguy hiểm từ loài yêu ma rākṣasa, nguy hiểm từ loài nhạc thần gandharva, nguy hiểm từ loài nộ thần asura, nguy hiểm từ loài rắn lớn mahoraga, nguy hiểm từ loài người, nguy hiểm từ loài phi nhân, nguy hiểm từ loài quỷ giữ hồn bhūta do người chết oan, nguy hiểm từ loài ngạ quỷ preta, nguy hiểm từ quỷ ăn thịt piśāca, nguy hiểm từ quỷ tội lỗi kumbhāṇḍa, nguy hiểm từ quỷ pūtana gieo rắc bệnh tật cho trẻ nhỏ, nguy hiểm từ quỷ đói đen ám kaṭa-pūtana do người chết từ giai cấp cầm quyền lúc còn sống không lo cho dân cho nước độc tài chuyên quyền lạm quyền, nguy hiểm từ chiếm tranh, nguy hiểm từ bệnh điên, nguy hiểm từ ác mộng, nguy hiểm từ bệnh động kinh, nguy hiểm từ chết cháy, nguy hiểm từ chết đuối, nguy hiểm từ loài nữ quỷ ăn máu sống ḍākinī, nguy hiểm từ loài quỷ đói đen ám kaṭa-ḍākinī do người chết từ những người làm trong chính quyền lúc còn sống cản trở gây khó tham nhũng độc tài nhũng nhiễu đất nước hãm hại người hiền, nguy hiểm từ nữ quỷ revatī chuyên gieo rắc ôn dịch, nguy hiểm từ quỷ śakuni kích lòng chìm đắm trò chơi cờ bạc, nguy hiểm từ quỷ mātṛi-nandi kích lòng chìm đắm dâm dục, nguy hiểm từ các kẻ điên, nguy hiểm từ con người, nguy hiểm từ bị treo ngược, nguy hiểm từ ở chung tử thi, nguy hiểm từ nữ quỷ kaṃṭa-kamā-linī kích lòng mê hoặc tình ái dâm dục chìm đắm kích thích rượu chè ma tuý, và tất cả các nguy hiểm;


Hay có nạn liên hệ tới pháp luật, nạn liên hệ tới mang thai, nạn liên hệ tới máu, nạn liên hệ tới thịt, nạn liên hệ tới béo phì, nạn liên hệ tới chìm trong nước, nạn liên hệ tới sinh nở, nạn liên hệ tới đời sống, nạn liên hệ tới đi lại, nạn liên hệ tới vòng hoa, nạn liên hệ tới mùi hương, nạn liên hệ tới hoa, nạn liên hệ tới hương liệu, nạn liên hệ tới trái cây, nạn liên hệ tới ngũ cốc, nạn liên hệ tới làm đồ nướng, nạn liên hệ tới tế tự, nạn liên hệ tới đại tiện, nạn liên hệ tới tiểu tiện, nạn liên hệ tới chất dịch trong cơ thể, nạn liên hệ tới tuần hoàn của cơ thể, nạn liên hệ tới khí lưu chuyển trong cơ thể, nạn liên hệ tới bài tiết, nạn liên hệ tới phân uế, nạn liên hệ tới mạch nhảy, nạn liên hệ tới não, nạn liên hệ tới tim.


18- Tất cả những thứ như vậy đều được cọc kim cương tự mình tiêu trừ cắt đoạn tất cả.


Hành hạnh khất thực, là chỗ minh mẫn, cọc kim cương tự mình tiêu trừ cắt đoạn.


Hành hạnh từ bỏ sát sanh giết hại cho dù đói khát bức ngặt như nữ quỷ đói đen ám sống bằng cách ăn máu tươi ḍāka-ḍākinī, là chỗ minh mẫn, cọc kim cương tự mình tiêu trừ cắt đoạn.


Hành phạm hạnh, là chỗ minh mẫn, cọc kim cương tự mình tiêu trừ cắt đoạn.


Hành hạnh mười điều thiện như thiên chủ śakra, là chỗ minh mẫn, cọc kim cương tự mình tiêu trừ cắt đoạn.


Hành hạnh trí đại lực xoay chuyển mạnh mẽ như nārā-yaṇa, là chỗ minh mẫn, cọc kim cương tự mình tiêu trừ cắt đoạn.


Hành hạnh từ ái với muôn loài như thần muôn thú Mahā-paśu-pati, là chỗ minh mẫn, cọc kim cương tự mình tiêu trừ cắt đoạn.


Hành hạnh mạnh mẽ dẹp trừ tà ác như thần Mahā-kāla, là chỗ minh mẫn, cọc kim cương tự mình tiêu trừ cắt đoạn.


Hành hạnh hiểu rõ ý nghĩa các ký tự chữ nghĩa như các nữ thần mātṛi-kāgaṇa, là chỗ minh mẫn, cọc kim cương tự mình tiêu trừ cắt đoạn.


Hành hạnh có văn hoá, giáo dục điều phục như các thần kāpāli, là chỗ minh mẫn, cọc kim cương tự mình tiêu trừ cắt đoạn.


Hành hạnh giỏi phân tích, giải nghĩa như các thần śabara, là chỗ minh mẫn, cọc kim cương tự mình tiêu trừ cắt đoạn. 


Hành hạnh am hiểu y học như các thần pukkasa, là chỗ minh mẫn, cọc kim cương tự mình tiêu trừ cắt đoạn.


Hành hạnh tốt bụng nhân từ chơn chánh như các thần athar-vaṇa, là chỗ minh mẫn, cọc kim cương tự mình tiêu trừ cắt đoạn.


Hành hạnh giữ trí kim cương như thiên nữ vajrakaumārī, là chỗ minh mẫn, cọc kim cương tự mình tiêu trừ cắt đoạn.


Hành hạnh giữ trí kim cương giải thoát khỏi tâm địa ngục như các nữ thần Yamāri ngay cả khi lâm vào cảnh chết, là chỗ minh mẫn, cọc kim cương tự mình tiêu trừ cắt đoạn.


Hành hạnh nhận biết sanh tử như sứ giả cõi chết Yama-dūta, là chỗ minh mẫn, cọc kim cương tự mình tiêu trừ cắt đoạn.


Hành hạnh nhẫn chịu thương tổn như Rồng krūra-nāga, là chỗ minh mẫn, cọc kim cương tự mình tiêu trừ cắt đoạn.


Hành hạnh chuyên tâm quán các nghiệp vi tế, là chỗ minh mẫn, cọc kim cương tự mình tiêu trừ cắt đoạn.


Hành hạnh viễn ly, là chỗ minh mẫn, cọc kim cương tự mình tiêu trừ cắt đoạn.


Hành hạnh đồng chơn, là chỗ minh mẫn, cọc kim cương tự mình tiêu từ cắt đoạn.


Hành hạnh hộ vệ, làm tốt tươi quốc độ như bốn đại thiên vương catur-mahā-rāja, là chỗ minh mẫn, cọc kim cương tự mình tiêu trừ cắt đoạn.


Hành hạnh hoan hỷ phước lành như bốn thiên nữ bhaginī, là chỗ minh mẫn, cọc kim cương tự mình tiêu trừ cắt đoạn.


Hành hạnh bảo hộ kỹ lưỡng như Kim sí điểu garuḍa, là chỗ minh mẫn, cọc kim cương tự mình tiêu trừ cắt đoạn.


Hành hạnh chiến thắng, trợ giúp, vui vẻ, xả bỏ, không bị dính mắc vào bất kỳ đối tượng nào, là chỗ minh mẫn, cọc kim cương tự mình tiêu trừ cắt đoạn.


Hành hạnh không phẫn nộ, đi an tĩnh như nữ asura śṛiṃ-giriṭi, cẩn trọng canh giữ như nandi-keśvara, chiến thắng kẻ địch bóng tối tà ma như kārtti-keya, hành hạnh quy luật đều đặn chói sáng như các ông thần mặt trời, thần mặt trăng candra-sūrya-gaṇapati, là chỗ minh mẫn, cọc kim cương tự mình tiêu trừ cắt đoạn.


Hành 12 hạnh đầu đà, là chỗ minh mẫn, cọc kim cương tự mình tiêu trừ cắt đoạn.


Hành hạnh như các bậc A La Hán, là chỗ minh mẫn, cọc kim cương tự mình tiêu trừ cắt đoạn.


Hành hạnh phổ môn, từ cửa lỗ tai, quán chiếu tánh nghe và âm thanh đến chỗ cùng tột viên mãn, chứng được chánh định, tùy duyên ứng hóa, tâm được tự tại, do nơi lỗ tai nhập vào dòng niết bàn tịch tịch, được định kiên cố, thành tựu đạo quả bồ đề tỉnh thức như Quán Thế Âm Bồ Tát Avalokiteśvara, là chỗ minh mẫn, cọc kim cương tự mình tiêu trừ cắt đoạn.


Hành hạnh không sân hận, tâm tánh hiền hoà như Rồng vīta-rāga, là chỗ minh mẫn, cọc kim cương tự mình tiêu trừ cắt đoạn.


Hành hạnh thân cận, hộ vệ chư Phật như thần Kim Cương Thủ Bí mật chủ Vajra-pāṇi guhya-kādhi-pati, là chỗ minh mẫn, cọc kim cương tự mình tiêu trừ cắt đoạn.


Hành hạnh không bàn luận, phân biệt thị phi phải trái, là chỗ minh mẫn, cọc kim cương tự mình tiêu trừ cắt đoạn.


Làm việc gì cũng đều hiệu quả, có kết quả tốt đẹp, là chỗ minh mẫn, cọc kim cương tự mình tiêu trừ cắt đoạn.


Hành hạnh xuất gia cạo bỏ râu tóc, là chỗ minh mẫn, cọc kim cương tự mình tiêu trừ cắt đoạn.


Hành hạnh từ ái bảo hộ, mang phước lành đến cho người như các thiên sứ nam, thiên sứ nữ, nhẫn nhục, chịu đựng, phục vụ tận tâm như tôi tớ nam, tôi tớ nữ, là chỗ minh mẫn, cọc kim cương tự mình tiêu trừ cắt đoạn.


Hành hạnh oai nghi như tất cả voi chúa ṣivara, là chỗ minh mẫn, cọc kim cương tự mình tiêu trừ cắt đoạn.


Hành hạnh thân cận học hỏi các thiện tri thức, là chỗ minh mẫn, cọc kim cương tự mình tiêu trừ cắt đoạn.


Hành hạnh mang đến phước lành cho chúng sanh như tất cả các chủ phúc thần, là chỗ minh mẫn, cọc kim cương tự mình tiêu trừ cắt đoạn.


19- Kính thỉnh tự tánh của chính mình, là Thế Tôn của chính mình, là bảo hộ bảo hộ cho chính mình và tất cả chúng sanh, khi bị tất cả sợ hãi, tất cả tai họa, bất hạnh đeo bám, tất cả tội lỗi, tất cả kẻ thù gieo rắc tai ương, tự mình quy mạng đỉnh đầu bạch tản cái của các đức Như Lai, tự mình hành tất cả các hạnh của chư Phật, tự mình là hoa sen trắng xanh bạch tản cái khai nở giải thoát các trói buộc.


20- Kính thỉnh tự tánh của chính mình, là ngọn lửa ngọn lửa phá hủy phá hủy tàn phá tàn phá bẻ gãy bẻ gãy xé nát xé nát cắt đoạn cắt đoạn tiêu tan tiêu tan hūṃ hūṃ phaṭ phaṭ svāhā. (3)


om jvala jvala dhaka dhaka khāda khāda dara dara vidara vidara chinda chinda bhinda bhinda hūṃ hūṃ phaṭ phaṭ svāhā. (3)


21- Tự mình bẻ gãy tất cả tội lỗi hūm hūm bẻ gãy tất cả tội ác phaṭ. Tự mình bẻ gãy tất cả bóng tối giày vò đau khổ phaṭ. Tự mình bẻ gãy tất cả vẻ ngoài xấu xí phaṭ. Tự mình bẻ gãy tất cả thuốc độc phaṭ. Tự mình bẻ gãy tất cả ngu độn phaṭ. Tự mình bẻ gãy tất cả mặt mày xấu xí phaṭ. Tự mình bẻ gãy tất cả hình thể xấu xí phaṭ. Tự mình bẻ gãy tất cả sự nhục nhã phaṭ. Tự mình bẻ gãy tất cả ác hạnh tội lỗi phaṭ. Tự mình bẻ gãy tất cả nhìn thấy việc ác phaṭ. Tự mình bẻ gãy tất cả bức não phaṭ. Tự mình bẻ gãy tất cả bệnh động kinh phaṭ. Tự mình bẻ gãy tất cả bệnh tật phaṭ. Tự mình bẻ gãy tất cả quỷ ḍākinī ăn thịt sống phaṭ. Tự mình bẻ gãy tất cả quỷ revatī gieo rắc ôn dịch phaṭ. Tự mình bẻ gãy tất cả quỷ đói đen ám kaṭa-vāsinī kích lòng tham lam độc đoán độc tài phaṭ. Tự mình bẻ gãy tất cả quỷ jāyā-maka kích lòng hận thù chiến tranh phaṭ.


Tự mình bẻ gãy tất cả quỷ śakuni kích lòng chìm đắm trò chơi cờ bạc phaṭ. Tự mình bẻ gãy tất cả ác quỷ mātṛi-nandi kích lòng chìm đắm dâm dục phaṭ. Tự mình bẻ gãy tất cả bệnh độc phaṭ. Tự mình bẻ gãy tất cả thuốc độc phaṭ. Tự mình bẻ gãy tất cả bùa chú luận điệu mê hoặc phaṭ. Tự mình bẻ gãy tất cả mọi treo ngược phaṭ. Tự mình bẻ gãy tất cả khủng bố sợ hãi phaṭ. Tự mình bẻ gãy tất cả tai nạn phaṭ. Tự mình bẻ gãy tất cả bất hạnh đeo bám phaṭ. Tự mình bẻ gãy tất cả sợ hãi phaṭ. Tự mình bẻ gãy tất cả bệnh tật phaṭ. Tự mình bẻ gãy tất cả bệnh ung bướu phaṭ. Tự mình bẻ gãy tất cả trói buộc phaṭ. Tự mình bẻ gãy tất cả quỷ tīr-thaka kích lòng cộc cằn tức giận phaṭ. Tự mình bẻ gãy tất cả kẻ thù địch thủ phaṭ. Tự mình bẻ gãy tất cả mọi đắm chìm tội lỗi phaṭ. Tự mình bẻ gãy tất cả mọi điên loạn phaṭ. Tự mình bẻ gãy tất cả bùa chú phép thuật trù ếm phaṭ. Tự mình bẻ gãy mọi xâm lược khuất phục, bẻ gãy mọi vị ngọt cám dỗ, bẻ gãy tất cả mọi thế lợi phaṭ. Tự mình bẻ gãy tất cả nhà ngục thân kiến phaṭ. Tự mình bẻ gãy tất cả lãnh thổ thân kiến phaṭ.


22- Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào bốn chị em thiên nữ bhaginī phaṭ. Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào thiên đồng nữ vajra-kaumārī phaṭ. Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào tất cả các thần phá hủy vinā-yakā phaṭ. Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào tất cả quỷ thần sống hoàn toàn trên hư không phaṭ. Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào tất cả asura phaṭ. Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào tất cả kim sí điểu garuḍa phaṭ. Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào tất cả rắn thần mahoraga phaṭ. Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào tất cả loài người và phi nhân phaṭ. Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào tất cả quỷ gió maruta phaṭ. Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào tất cả ác quỷ kumbhāṇḍa phaṭ. Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào các thần vajra-śṛiṅ-khalā mahā-pratyaṅ-girā phaṭ. Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào tất cả tai ương bất hạnh phaṭ. Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào các đại nữ thần mahā-pratyaṅ-gira phaṭ. 


Cắt đoạn cắt đoạn phaṭ. Phá hủy phá hủy phaṭ. Hū hū phaṭ. Hê hê phaṭ. Hô hô phaṭ. Bất bại phaṭ. Không gián đoạn phaṭ. Mãn nguyện phaṭ. 


Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào tất cả loài asura phi hành trên hư không phaṭ. Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào tất cả chư thiên phaṭ. Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào tất cả loài rồng phaṭ. Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào tất cả quỷ thần yakṣa phaṭ. Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào tất cả yêu ma rākṣasa phaṭ. Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào tất cả nhạc thần gandharva phaṭ. Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào tất cả kinnara phaṭ. Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào tất cả quỷ giữ hồn bhūta phaṭ. Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào tất cả ngạ quỷ preta phaṭ. Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào tất cả quỷ piśāca phaṭ. Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào tất cả quỷ pūtana phaṭ. Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào tất cả quỷ đói đen ám kaṭa-pūtana phaṭ. Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào tất cả quỷ skanda kích động chiến tranh phaṭ. Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào các thần vajra-śṛṅkhala phaṭ. Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào tất cả đại vương thần mahā-pratyaṅ-gira-raja phaṭ. Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào các quỷ sư, quỷ đội lốt Tỷ Kheo thuyết pháp mê hoặc phá huỷ giới luật phá hoại chánh pháp phaṭ. Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào các đại quỷ sư, quỷ đội lốt Tỷ Kheo có năng lực lãnh đạo, dẫn dắt số đông đồ chúng thuyết pháp mê hoặc phá huỷ giới luật phá hoại chánh pháp phaṭ. Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào các thiên mẫu mātṛi-gaṇa phaṭ. Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào các chúng đại thiên mẫu mahā-mātṛi-gaṇa phaṭ.


Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào nữ thần vaiṣṇavī phaṭ. Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào nữ thần māhe-śvarī phaṭ. Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào nữ thần brahmā-yaṇi phaṭ. Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào thần lửa agnī phaṭ. Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào nữ thần Mahā-kālī phaṭ. Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào nữ thần chết kāla-daṇḍī phaṭ. Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào nữ thần ain-drī phaṭ. Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào nữ thần rau-drī phaṭ. Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào nữ thần cāmuṇ-ḍī phaṭ. Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào nữ thần vārā-hī phaṭ. Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào đại nữ thần maha-vārāhī phaṭ. Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào nữ dạ thần hủy diệt kāla-rātrī phaṭ. Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào nữ dạ thần rātrī phaṭ. Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào thần răng lớn cõi chết yama-dāḍhī phaṭ. Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào nữ thần đầu lâu kāpālī phaṭ. Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào đại nữ thần đầu lâu mahā-kāpālī phaṭ. Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào nữ thần kaumārī phaṭ. Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào cõi địa ngục ngạ quỷ súc sanh phaṭ.  Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào thần gió phaṭ. Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào thần nair-ṛi-tī phaṭ. Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào thần biển vāruṇa phaṭ. Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào thần giông bão mārūtī phaṭ. Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào thần cuồng phong giông bão lớn mahā-mārutī phaṭ. Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào thần mặt trăng soma phaṭ. Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào thần aiśāni phaṭ. Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào thần pukkasa phaṭ. Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào thần tài lộc arthar-vaṇī phaṭ. Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào thần śabara phaṭ. Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào hắc thần kṛṣṇa-śabara phaṭ. Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào sứ giả cõi chết yama-dūta phaṭ. Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào thần ban ngày ni-śī-di-vācara phaṭ. Tự mình bẻ gãy con đường tái sanh vào thần cây trisan-dhyā-cara phaṭ. Tự mình đạt tổng trì dharaṇi phaṭ. Tự mình an trú nơi ngọc quý lớn bản tánh hoàn toàn tự chủ phaṭ. Tự mình bẻ gãy tất cả nguy hiểm khủng bố phaṭ. Tự mình bẻ gãy tất cả các bóng tối phaṭ. 


23- Kính thỉnh tự tánh của chính mình, bắt giữ bắt giữ các tội lỗi, là bảo hộ bảo hộ cho chính mình và tất cả chúng sanh, hãy tin tưởng. (1)


om ṣṭrau bandha bandha duṣṭān rakṣa rakṣa māṃ sarvasattvānāṃ svāhā (1)


24- Khi tự mình thấy chính mình và tất cả chúng sanh có tội lỗi, tâm tội lỗi, bạo lực, tâm bạo lực, ác độc, tâm ác độc, tức giận, tâm tức giận, kẻ thù, tâm thù hằn, tự mình hãy hộ vệ, phục vụ, cải tạo cuộc sống của chính mình và cho tất cả chúng sanh đó dù trải qua trăm năm tháng, trăm mùa thu;


Bởi vì chính mình hoặc chúng sanh đó bị quỷ nắm giữ, hút tinh khí, hút thai, hút máu, hút tinh thần, ăn thịt sống, hút tủy, làm nghẹt thở, hút sanh sản, hút mạng sống, ăn da, ăn vòng hoa, hút hương, hút hoa, hút hương thơm, ăn trái, làm nóng đốt, lấy trí tuệ, lấy tâm, lấy tôn kính, lấy niềm vui, ăn dịch đờm, ăn dịch trong thân, ăn dịch nhầy mũi, hút khí thải từ thân thể, ăn đồ phân rã, ăn đồ hôi thúi, làm loạn mạch;


Khi thấy chính mình hay chúng sanh có tâm ác độc, tâm tội lỗi, tâm bạo lực, có lòng kiêu căng ngạo mạn là do bị chư thiên nắm giữ, lòng nóng giận do bị loài rồng nắm giữ, lòng hiểm độc do bị quỷ nắm giữ, lòng tối ám do bị bị ma mị nắm giữ, lòng chìm đắm ca múa nhạc kịch do bị gandharva nắm giữ, lòng nóng giận sân nộ do bị asura nắm giữ, lòng chìm đắm du ngoạn soi mói cực đoan do bị garuḍa nắm giữ, lòng chìm đắm âm nhạc tình ái do bị kinnara nắm giữ, lòng hiểm độc do bị maho-raga nắm giữ, lòng sợ hãi lệ thuộc do bị người nắm giữ, lòng bùa chú mê hoặc do bị phi nhân nắm giữ, lòng lươn lẹo dối trá do bị quỷ gió maruta nắm giữ, lòng muốn cướp của giết hại do bị quỷ piśāca nắm giữ, lòng muốn tự tử do bị quỷ giữ hồn bhūta nắm giữ, lòng lắm lời nhiều chuyện do bị quỷ kumbhāṇḍa nắm giữ, lòng trộm cắp dối trá cải trang do bị quỷ pūtana nắm giữ, lòng tham lam độc đoán độc tài do bị quỷ đói đen ám kaṭa-pūtana nắm giữ, lòng hiếu chiến bạo lực do bị quỷ chiến tranh skanda nắm giữ, lòng hung hăng bạo tàng do bị quỷ cuồng điên nắm giữ, lòng chìm đắm thân nam tính nữ, thân nữ tính nam, vô căn, hai căn, lai căn, ăn nói lảm nhảm do bị quỷ bóng chāyā nắm giữ, lòng tâm thần rối loạn do bị quỷ bệnh động kinh apasmāra nắm giữ, lòng hoảng sợ lo lắng do bị nữ quỷ ḍākinī nắm giữ, lòng ăn cướp phá hoại do bị quỷ revatī nắm giữ, lòng bùa chú ma mị do bị quỷ śamika nắm giữ, lòng bạo lực giết hại do bị quỷ cuồng chiến jāyā-maka nắm giữ, lòng chìm đắm trò chơi cờ bạc do bị quỷ śakuni nắm giữ, lòng chìm đắm dâm dục do bị quỷ mātṛi-nandi nắm giữ, lòng chìm đắm kích thích rượu chè ma tuý do bị quỷ kambu-kāminī nắm giữ, còn nhiều loại nắm giữ khác;


Hoặc bị các loại bệnh tinh thần một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày, cho đến bảy ngày, nửa tháng, một tháng, hai tháng, trong khoảnh khắc, bệnh tinh thần không dứt, sốt cách nhật, sốt thường xuyên, bệnh tinh thần do quỷ piśāca gây ra, bệnh tinh thần do người gây ra, bệnh tinh thần do phi nhân gây ra, bệnh tinh thần do gió gây ra, bệnh tinh thần do khí chất gây ra, bệnh tinh thần do đờm gây ra, bệnh tinh thần do đồ ăn gây ra, có nhiều loại bệnh tinh thần ở trên đầu mà khiến chính mình và tất cả chúng sanh có hành động ác, chia cắt không dứt, bệnh khó tiêu, bệnh mắt, bệnh mũi, bệnh miệng, bệnh hầu họng, bệnh tim, bệnh phổi, tổn thương lỗ tai, tổn thương răng, tổn thương vú, tổn thương tim, tổn thương nội tạng, tổn thương cột sống lưng, tổn thương bao tử, tổn thương bọng đái, tổn thương hậu môn, tổn thương âm hộ, bệnh rong kinh, tổn thương chân đùi, tổn thương chân khớp gối, tổn thương tay, tổn thương bàn chân, tổn thương các chi phần thân thể gây ảnh hưởng đến vận động, đi lại;


Hoặc bị các loại bệnh tinh thần do quỷ bhūta, quỷ đói preta, quỷ vetāla, quỷ ḍākinī gây ra mơ màng, tấm trí rối loạn, dằn vặt, đau đớn, nóng rát, khó chịu, ngứa ngáy như rận cắn, bệnh phong hàn, bệnh lá lách, bệnh trĩ, bệnh rò hậu môn, bệnh viêm da, bệnh mụn rộp, bệnh ghẻ lở, bệnh dương vật, bệnh khó tiêu, bệnh ung thư, bệnh biến đổi gene tự thân, bệnh hôn mê; 


Thì khi an trú trong địa giới thiền định, dù bị lửa, nước, chư thiên, quỷ thần, người, phi nhân, các chúng ma, ma nữ trang bị vũ khí trả thù, gieo rắc tai họa đến chết, dù bị nhiều loài độc như ruồi, bò cạp, rắn, muỗi mòng, sư tử, cọp, chó sói, gấu, quạ, kền kền, cá sấu, v.v… đến giết hại, gây tổn thương, thì cũng đều được bảo vệ bằng lớp khiên bao quanh, làm cho hoan hỷ, không ai cướp đoạt được, sống khỏe mạnh, thân thể an ổn, hơi thở vô ra điều hòa.


25- Hơn nữa, tất cả nơi nào có đại đảnh đầu, đại thánh, ấn tín bạch tản cái này, trong phạm vi 156 km (12 yojanā) cho đến phạm vi 6500km (500 yojanā), quốc độ đó được trong sáng, thanh tịnh, tự do, không có xiềng xích; thân thể, hình mạo người dân trong nước trong sáng, xinh đẹp, trí tuệ thông minh, không bị tật xấu; khắp nơi trong quốc độ đều thanh bình, pháp luật được tôn trọng, đất đai màu mỡ, nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dược phẩm, nghệ thuật phát triển rực rỡ; toàn thể quốc độ, tất cả mọi mặt khoa học, giáo dục, văn hoá, kinh tế, xã hội, nhà nước, hoàng gia đều được khai phóng, phát triển rực rỡ, hoàn toàn không bị trói buộc, không bị xiềng xích độc tài; biên cương quốc độ không có xâm lăng; quốc độ được tổng trì dharaṇī; mười phương trong quốc độ đều thanh bình, toàn thể quốc độ không bị giặc giã khởi binh. 


26- Tụng chú: Kính thỉnh tự tánh của chính mình, trong cuộc sống, trong cuộc sống, có khó khăn, có khó khăn, không công bằng, nguy hiểm, đau khổ, tự mình hãy nên, tự mình hãy nên, tịch lặng, tịch lặng, định tĩnh, định tĩnh, điều phục, điều phục, giữ chặt tâm kim cương vajra-dhara, giữ chặt chày kim cương vajra-pāṇi để bẻ gãy chúng phaṭ. (3)


om anane anane khakhane khakhane vīṣama vīṣama vīre vīre maunya maunya śānte śānte dānte dānte vajradhara bandhabandhani vajrapāṇe phaṭ (3)


27- Kính thỉnh tự tánh của chính mình, hū ṣṭroṃ phaṭ phaṭ svāhā. Kính thỉnh tự tánh của chính mình, tự mình là vòng kim cương vajrapāśa, giữ chặt, giữ chặt, vòng kim cương vajrapāśa là vũ khí phá hủy, là gìn giữ giới đức trong sạch đập tan tất cả tội lỗi, hū phaṭ phaṭ, là tánh hộ vệ hộ vệ của chính mình và tất cả chúng sanh, hãy tin tưởng. (1)


om hū ṣṭroṃ phaṭ phaṭ svāhā| om vajrapāśe bandha bandha vajrapāśaṃ ca sarvaduṣṭavighnavināyakān hū phaṭ phaṭ rakṣa rakṣa māṃ sarvasattvāṃśca svāhā (1)


28- Đây là nhờ đỉnh đầu bạch tản cái, hoàn toàn chinh phục, đại thánh, đại minh mẫn tỉnh thức của tất cả các đức Như Lai, như bỏ đi các giác, lá, vỏ, thân cây bạch dương, chỉ giữ lại lõi cây, đủ sức nhẫn chịu, thuần tịnh giống như quả đất.


29- Những ai thọ trì Đỉnh đầu bạch tản cái, hoàn toàn chinh phục, đại thánh, đại minh mẫn tỉnh thức của tất cả các đức Như Lai này, hoặc biên trên vải, trên giấy, trên lá, vỏ cây, đeo trên cổ hoặc đọc tụng, thì được tất cả thiện nghiệp không gián đoạn, bất động không gián đoạn, thiền định không gián đoạn, là thời bất tử, tất cả nắm giữ, tất cả chướng ngại đều tiêu trừ, an lạc sanh khởi.


30- Trong 840 tỷ kiếp, đời nào cũng đắc được bản tâm, biết được các đời sống quá khứ, thường có tám mươi bốn ngàn koṭi nayuta đại chúng Kim cương, chư thiên Trì minh vidyā-deva thường xuyên thân cận bên cạnh, cùng nhau tụ hội không gián đoạn, ẩn thân hoan hỷ bảo vệ. Có tám mươi bốn thiên sứ Kim Cương vajra-dūtī thường theo phục tùng phụng sự, bảo vệ không gián đoạn, thân cận hộ trì.


31- Đã đắc được bản tâm, thì không có quỷ thần, không có ma quái, không có quỷ bhūta, không có quỷ piśāca, không có quỷ pūtana, không có quỷ đói đen ám kaṭa-pūtana, không có loài người, chư thiên nào có thể cười đùa, phá hoại được, là gốc thiện căn, hướng đạo thanh tịnh Sa môn của hằng hà sa số vô lượng vô biên chư Phật Thế Tôn.


32- Đây là nhờ đỉnh đầu bạch tản cái, hoàn toàn chinh phục, đại thánh, đại minh mẫn tỉnh thức của tất cả các đức Như Lai, đóng chặt cửa địa ngục ngạ quỷ súc sinh, khiến người không phạm hạnh được phạm hạnh, người không tịch lặng được tịch lặng, người không trong sạch được trong sạch, người đói khát được ăn uống.


5 uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) dao động liên tục nên có các ác độc, đau khổ do nghiệp quá khứ làm cầu nối, đều hoàn toàn biến mất.


33- Nếu có người nữ nào muốn sanh con trai, thọ trì ghi nhớ Đỉnh đầu bạch tản cái, hoàn toàn chinh phục, đại thánh, đại minh mẫn tỉnh thức của tất cả các đức Như Lai này, thì được sanh con trai thông minh, trường thọ, thánh thiện, đạo đức, có sức mạnh.


34- Người thọ trì, sau khi chết, được vãng sanh về thế giới Cực Lạc sukha-vati của đức Phật A Di Đà Như Lai, các lòng yêu, ghét, si mê, nóng giận, kiêu căng đều biến mất.


35- Lại nữa, nếu chính mình lâm vào cảnh bị người giết hại, bị thú vật giết hại, bị bò giết hại, hoặc chính mình bị ép bức phải thực hiện giết hại, hoặc chính mình bị cưỡng bức, bị hãm hiếp, bị đàn áp, bị tra tấn, bị bức hại, hay bị tất cả các tai họa bất hạnh xảy ra, tai họa thiên nhiên ập đến, lặp lại nhiều lần, và để làm dịu bánh xe nghiệp luân hồi của chính mình và của kẻ kia, thì tại nơi các đức Phật Thế Tôn Chánh Đẳng Chánh Giác, từ Đỉnh đầu bạch tản cái, hoàn toàn chinh phục, đại thánh, đại minh mẫn tỉnh thức của tất cả các đức Như Lai này, chính là ngọn cờ tối thượng, nên gieo hạt giống tối hậu, thực hành cung kính tôn trọng đại tánh, thực hành cung kính đại hạnh, đi đúng con đường thánh hạnh này, vào được thành thanh tịnh, thì dù mình đang ở trong nhà, hoặc mình đang ở trong làng mạc, hoặc mình đang ở trong thành phố, hoặc mình đang ở trong lãnh thổ, hoặc mình đang ở trong đất nước, hoặc mình đang ở chỗ hỏa thiêu người chết, hoặc mình đang ở trên núi, hoặc mình đang ở nơi vắng vẻ không bóng người, thì đều được hoàn toàn chinh phục, vào được đại tánh cao quý của hàng đại thánh, đại minh mẫn tỉnh thức, vào được hạnh tịch lặng không còn nguy hiểm, tất cả tai họa không may thình lình xảy ra thì đều được làm cho tĩnh lặng, thanh bình.


36- Ananta (Vô Tận) Long Vương, śaṅkhapāla (Hộ Tự) Long Vương, mahā-kṛṣṇa (Đại Hắc) Long Vương, nanda (Hạnh Phúc) Long Vương, upananda (Lực Hạnh Phúc) Long Vương, các long vương này, từng người hoặc tất cả các Long Vương đó, đều làm mưa đúng lúc đúng thời, trừ bỏ nóng bức khô hạn, đúng lúc đúng thời giăng mây, vang tiếng sấm, làm cho tất cả tật bệnh nhiệt não bất thình lình xảy ra đều được lắng dịu.


37- Kính thỉnh tự tánh của chính mình, ṣṭroṃ trói chặt trói chặt tất cả các tội lỗi, bảo vệ bảo vệ chính mình và tất cả chúng sanh, hãy tin tưởng. Kính thỉnh tự tánh của chính mình, hū ṣṭroṃ trói chặt trói chặt tội ác, hộ vệ hộ vệ chính mình và tất cả chúng sanh, bẻ gãy, tự mình đập tan bằng chày kim cương vajra-pāṇi hū phaṭ svāhā. Kính thỉnh tự tánh của chính mình, tự mình là đỉnh đầu của tất cả các đức Như Lai, là tự mình được các đức Như Lai quán đảnh. Kính thỉnh tự tánh của chính mình, là ngọn lửa, ngọn lửa, nuốt chửng, nuốt chửng các sợ hãi thuốc độc, giải thoát khỏi hố sâu, giải thoát khỏi vực thẳm, cắt đoạn cắt đoạn, phá hủy phá hủy, bẻ gãy, bẻ gãy hū hū phaṭ phaṭ phaṭ, là hộ vệ hộ vệ chính mình và tất cả chúng sanh, hãy tin tưởng. Kính thỉnh tự tánh của chính mình, chính mình là đỉnh đầu bạch tản cái của tất cả các đức Như Lai hū phaṭ. Kính thỉnh tự tánh của chính mình, là hộ vệ hộ vệ chính mình và tất cả chúng sanh hū phaṭ svāhā. 


om ṣṭroṃ bandha bandha sarvaduṣṭān rakṣa rakṣa māṃ sarvasattvāṃśca svāhā| om hū ṣṭroṃ bandha bandha duṣṭān rakṣa rakṣa māṃ sarvasattvāṃśca vajrapāṇe hū phaṭ svāhā| om sarvatathāgatoṣṇīṣa avalokitamūrdhni tejorāśi| om jvala jvala dhaka dhaka khāda khāda dara dara vidara vidara chinda chinda bhinda bhinda hū hū phaṭ phaṭ phaṭ rakṣa rakṣa māṃ sarvasattvāṃśca svāhā| om sarvatathāgatoṣṇīṣasitātapatre hū phaṭ| om rakṣa rakṣa māṃ sarvasattvāṃśca hū phaṭ svāhā|


38- Tụng chú: Kính thỉnh tự tánh của chính mình, tự mình là ngọn lửa, tự mình là ngọn lửa, tự mình bất động, tự mình bất động, tự mình chơn chánh vui vẻ, tự mình chơn chánh vui vẻ, tự mình dũng mãnh, tự mình dũng mãnh, tự mình tĩnh lặng, tự mình tĩnh lặng, tự mình an trú chỗ an trú của tất cả các đức Phật, tự mình là đỉnh đầu bạch tản cái của tất cả các đức Như Lai, đập tan, bẻ gãy tất cả các ác tâm hū phaṭ svāhā. (3)


om anale anale acare acare khasame khasame vīre vīre saumye saumye sarvabuddhādhiṣṭhānādhiṣṭhite sarvatathāgatoṣṇīṣasitātapatre sarvaduṣṭacittān hū phaṭ svāhā (3)


39- Trong Phật thiền định, tất cả tai họa của ba đường ác đều tan biến. 


40- Tất cả chư Phật, chư Bồ tát, trời, người, āsura, garuḍa, kinnara, mahoraga thế gian, khi nghe đức Thế Tôn nói, đều hoan hỷ tin nhận.


Kinh Thánh Đỉnh đầu bạch tản cái, hoàn toàn chinh phục, đại thánh, đại minh mẫn tỉnh thức của tất cả các đức Như Lai

----------------------------


Phạn văn (Romanized)


sitātapatrā


om namaḥ śrīsarvabuddhabodhisattvebhyaḥ|


evaṃ mayā śrutam ekasmin samaye bhagavān deveṣu trāyastriṃśeṣu viharati sma| sudharmāyāṃ devasabhāyāṃ mahatā bhikṣusaṃghena mahatā ca bodhisattvasaṃghena bhikṣuśataiḥ śakreṇa ca devatānāmindreṇa sārdham| tatra khalu bhagavān prajñapta evāsane niṣadya uṣṇīṣamavalokitaṃ nāma samādhiṃ samāpadyate sma| samanantarasamāpannasya bhagavata uṣṇīṣamadhyādimāni mantrapadāni niścaranti sma|


namo bhagavate uṣṇīṣāya śuddhe viraje vimale svāhā| namo bhagavate apraṇihato uṣṇīṣāya| namo buddhāya| namo dharmāya| namo saṃghāya| namaḥ saptānāṃ samyaksaṃbuddhakoṭīnāṃ namo maitreyapramukhānāṃ sarvabuddhabodhisattvānāṃ saśrāvakasaṃghānām| namo loke arhatānām| namaḥ strota-āpannānām| namaḥ sakṛdāgāmināma| namo anāgāminām| namo loke samyaggatānām| namaḥ samyakpratipannānām| namo devarṣīṇām| namo devabrahmaṇe| namo buddhāya| namo bhagavate rudrāya umāpatisahitāya| namo varuṇāya| namo bhagavate nārāyaṇāya| mahāpañcamudrā namaḥ namaskṛtāya| namo bhagavate nandikeśvaramahākālāya| tripuranagaravidrāvaṇakarāya| adhimuktikakaśmīramahāśmaśānanivāsitāya| namo mātṛgaṇasahitāya| namo bhagavate tathāgatakulasya| namo bhagavate padmakulasya| namo bhagavate vajrakulasya| namo bhagavate maṇikulasya| namo bhagavate gajakulasya| namo bhagavate karmakulasya| namo bhagavate ratnakulasya| namo bhagavate kumārakulasya| namo bhagavate nāgakulasya| namo bhagavate rāgakulasya| namo bhagavate dṛḍhaśūra[ra]ṇasenapraharaṇarājāya tathāgatāyārhate samyaksaṃbuddhāya| namo bhagavate amitābhāya tathāgatāyārhate samyaksaṃbuddhāya| namo bhagavate akṣobhyāya tathāgatāyārhate samyaksaṃbuddhāya| namo bhagavate vajradharasāgaragarjine tathāgatāyārhate samyaksaṃbuddhāya| namo bhagavate bhaiṣajyaguruvaidūryaprabharājāya tathāgatāyārhate samyaksaṃbuddhāya| namo bhagavate amoghasiddhaye tathāgatāyārhate samyaksaṃbuddhāya| namo bhagavate supuṣpitasālendrarājāya tathāgatāyārhate samyaksaṃbuddhāya| namo bhagavate padmottararājāya tathāgatāyārhate samyaksaṃbuddāya| namo bhagavate vipaśyine tathāgatāyārhate samyaksaṃbuddhāya| namo bhagavate śikhine tathāgatāyārhate samyaksaṃbuddhāya| namo bhagavate viśvabhuve tathāgatāyārhate samyaksaṃbuddhāya| namo bhagavate krakucchandāya tathāgatāyārhate samyaksaṃbuddhāya| namo bhagavate kanakamunaye tathāgatāyārhate samyaksaṃbuddhāya| namo bhagavate kāśyapāya tathāgatāyārhate samyaksaṃbuddhāya| namo bhagavate śākyamunaye tathāgatāyārhate samyaksaṃbuddhāya| namo bhagavate ratnacandrāya tathāgatāyārhate samyaksaṃbuddhāya| namo bhagavate ratnaketurājāya tathāgatāyārhate samyaksaṃbuddhāya| namo bhagavate samantabhadrāya tathāgatāyārhate samyaksaṃbuddhāya| namo bhagavate vairocanāya tathāgatāyārhate samyaksaṃbuddhāya| namo bhagavate vikasitakamalottaragandhaketurājāya tathāgatāyārhate samyaksaṃbuddhāya| ebhyo namaskṛtvā imāṃ bhagavatīṃ sarvatathāgatoṣṇīṣasitātapatrā- nāmāparājitāṃ pratyaṅgirāṃ pravakṣyāmi|


sarvakalikalahavigrahavivādapraśamanīm| sarvabhūtagrahanivāraṇīm| sarvaparavidyācchedanīm| akālamṛtyuparitrāyaṇīm| sarvasattvabandhanamokṣaṇīm| sarvaduḥsvapnanāśanīm| yakṣarākṣasagrahāṇāṃ vidhvaṃsanakarīm| caturaśītināṃ grahasahasrāṇāṃ vidhvaṃsanakarīm| aṣṭāviṃśatīnāṃ nakṣatrāṇāṃ prasādanakarīm| sarvaśatrunivāraṇīmaṣṭānāṃ mahāgrahāṇāṃ vidhvaṃsanakarīm| ghoraduṣṭaduḥsvapnānāṃ ca vināśanakarīm| viṣaśastrāgnyudakottāraṇīm| sarvadurgatibhayottaraṇīm| yāvadaṣṭāvakālamaraṇaparitrāṇakarīm| aparājitāṃ mahāghorāṃ mahābalāṃ mahātejāṃ mahācaṇḍāṃ mahāśvetāṃ mahadīptāṃ mahāmālāṃ mahājvālāṃ mahāpāṇḍaravāsinīm|


āryatārā bhṛkuṭī caiva jayā ca vijayā tathā|


sarvamāravihantrī ca vajramāleti viśrutā||


padmā bhāvajacinhā ca mālā caivāparājitā|


vajratuṇḍī viśālī ca śāntā vaidehapūjitā||


saumyarūpā mahāśvetā jvālā pāṇḍaravāsinī|


āryatārā mahābalā aparā vajraśṛṅkhalā||


[tathā ca] vajrakaumārī kulaṃdarī [tathaiva] ca|


vajrahastā vajravidyā [tathā] kāñcanamālikā||


kusuṃbharatnā(radanā) caiva vairocanakulaprabhā|


tathāgatakuloṣṇīṣaviśrutā vijṛmbhamānikā||


vajrā kanakaprabhā locanā vajratuṇḍikā|


[tathā] śvetā ca kamalākṣiṇī buddhalocanā||


tathā vajraprabhā candrā tathā vajradharāpi ca|


vajramālā mahāmāyā devī ca kanakaprabhā||


sulocanā [tathā caiva] śvetā ca kamalekṣaṇā|


vinītā śāntacittā ca ātmaguṇajñā śaśiprabhā||


ityetā mahāmudrāgaṇāḥ sarvamātṛgaṇāśca sarvā rakṣāṃ kurvantu mama sarvasattvānāṃ ca|


om ṛṣigaṇapraśaste sarvatathāgatoṣṇīṣasitātapatre hū hū hrīṃ ṣṭroṃ jambhani| hū hū hrīṃ ṣṭroṃ stambhani| om hū hū hrīṃ ṣṭro paravidyāstambhanakarī| hū hū hrīṃ ṣṭroṃ sarvayakṣarākṣasagrahāṇāṃ vidhvaṃsanakarī| hū hū hrīṃ ṣṭroṃ caturaśitīnāṃ grahasahasrāṇāṃ vidhvaṃsanakarī| hū hū hrīṃ ṣṭro aṣṭāviṃśatināṃ nakṣatrāṇāṃ prasādanakarī| hū hū hrīṃ ṣṭro aṣṭānāṃ mahāgrahāṇāṃ vidhvaṃsanakarī| hū hū hrīṃ ṣṭroṃ rakṣa 2 māṃ sarvasattvāṃśca|


namo bhagavati sarvatathāgatoṣṇīṣasitātapatre mahāpratyaṅgire mahasahasrabhuje mahāsahasraśīrṣe koṭīśatasahasranetre abhedye jvalitaṭaṃkāri mahavajrodāre tribhuvanamaṇḍale| om svastirbhavatu mama sarvasattvānāṃ ca| rājabhayāt, caurabhayāt, agnibhayāt, udakabhayāt, viṣaśastrabhayāt, śatrubhayāt, paracakrabhayāt, durbhikṣabhayāt, aribhayāt, aśanibhayāt, akālamṛtyubhayāt, dharaṇīkampabhayāt, ulkāpātabhayāt, rājadaṇḍabhayāt, caṇḍamṛgabhayāt, nāgabhayāt, vidyudbhayāt, taptabālukabhayāt, suparṇibhayāt, sarvamṛtyūpadravopasargopāyāsabhayāt, grahabhayāt, devabhayāt, nāgabhayāt, yakṣabhayāt, rākṣasabhayāt, gandharvabhayāt, asuragrahāt, mahoragagrahāt, manuṣyagrahāt, amanuṣyagrahāt, bhūtagrahāt, pretagrahāt, piśācagrahāt, kumbhāṇḍagrahāt, pūtanagrahāt, kaṭapūtanagrahāt, skandagrahāt, unmādagrahāt, chāyāgrahāt, apasmāragrahāt, ostāḍakagrahāt, ḍākinīgrahāt, kaṭaḍākinīgrahāt, revatīgrahāt, śakunigrahāt, mātṛnandigrahāt, lambikāgrahāt, śamikāgrahāt, ālambanagrahāt, kaṭavāsinīgrahāt, kaṃṭakamālinīgrahāt, sarvagrahāt| vratāhāriṇyāḥ, garbhāhāriṇyāḥ, rudhirāhāriṇyāḥ, māṃsāhāriṇyāḥ, medāhāriṇyāḥ, majjāhāriṇyāḥ, jātāhāriṇyāḥ, jīvitāhāriṇyāḥ, valyāhāriṇyāḥ, mālyāhāriṇyāḥ, gandhāhāriṇyāḥ, puṣpāhāriṇyāḥ, dhūpāhāriṇyāḥ, phalāhāriṇyāḥ, śasyāhāriṇyāḥ, āhutyāhariṇyāḥ, pūjāhāriṇyāḥ, viṣṭāhāriṇyāḥ, mūtrāhāriṇyāḥ, kheṭāhāriṇyāḥ, siṃghāṇakāhāriṇyāḥ, vātāhāriṇyāḥ, viriktāhāriṇyāḥ, aśucyāhāriṇyāḥ, spandanikāhāriṇyāḥ, vittāhāriṇyāḥ, cittāhāriṇyāḥ|


eteṣāṃ sarveṣāṃ sarvavighnāṃśchindayāmyasinā kīlayāmi vajreṇa| parivrājakṛtāṃ vidyāṃ chindayāmyasinā kīlayāmi vajreṇa| ḍākaḍākinīkṛtāṃ vidyāṃ chindayāmyasinā kīlayāmi vajreṇa| brahmakṛtāṃ vidyāṃ chindayāmyasinā kīlayāmi vajreṇa| śakrakṛtāṃ vidyāṃ chindayāmyasinā kīlayāmi vajreṇa| nārāyaṇakṛtāṃ vidyāṃ chindayāmyasinā kīlayāmi vajreṇa| mahāpaśupatikṛtāṃ vidyāṃ chindayāmyasinā kīlayāmi vajreṇa| mahākālakṛtāṃ vidyāṃ chindayāmyasinā kīlayāmi vajreṇa| mātṛkāgaṇakṛtāṃ vidyāṃ chindayāmyasinā kīlayāmi vajreṇa| kāpālikṛtāṃ vidyāṃ chindayāmyasinā kīlayāmi vajreṇa| śabarakṛtāṃ vidyāṃ chindayāmyasinā kīlayāmi vajreṇa| pukkasakṛtāṃ vidyāṃ chindayāmyasinā kīlayāmi vajreṇa| atharvaṇakṛtāṃ vidyāṃ chindayāmyasinā kīlayāmi vajreṇa| vajrakaumārīkṛtāṃ vidyāṃ chindayāmyasinā kīlayāmi vajreṇa| yamārikṛtāṃ vidyāṃ chindayāmyasinā kilayāmi vajreṇa| yamadūtakṛtāṃ vidyāṃ chindayāmyasinā kīlayāmi vajreṇa| krūranāgakṛtāṃ vidyāṃ chindayāmyasinā kīlayāmi vajreṇa| adhikarmakṛtāṃ vidyāṃ chindayāmyasinā kīlayāmi vajreṇa| vināyakakṛtāṃ vidyāṃ chindayāmyasinā kīlayāmi vajreṇa| kumārakṛtāṃ vidyāṃ chindayāmyasinā kīlayāmi vajreṇa| caturmahārājakṛtāṃ vidyāṃ chindayāmyasinā kīlayāmi vajreṇa| caturbhaginīkṛtāṃ vidyāṃ chindayāmyasinā kīlayāmi vajreṇa| garuḍakṛtāṃ vidyāṃ chindayāmyasinā kīlayāmi vajreṇa| jayakaramadhukarasiddhikarasarvārthasādhanakṛtāṃ vidyāṃ chindayāmyasinā kīlayāmi vajreṇa| śṛṃgiriṭinandikeśvarakārttikeyacandrasūryagaṇapatisahāyakṛtāṃ vidyāṃ chindayāmyasinā kīlayāmi vajreṇa| nagnaśrava(ma)ṇakṛtaṃ vidyāṃ chindayāmyasinā kīlayāmi vajreṇa| arhatakṛtāṃ vidyāṃ chindayāmyasinā kīlayāmi vajreṇa| avalokiteśvarakṛtāṃ vidyāṃ chindayāmyasinā kīlayāmi vajreṇa| vītarāga [kṛtāṃ] vidyāṃ chindayāmyasinā kīlayāmi vajreṇa| vajrapāṇi guhyakādhipatikṛtāṃ vidyāṃ cīndayāmyasinā kīlayāmi vajreṇa| yatra yatrakṛtāṃ vidyāṃ chindayāmyasinā kīlayāmi vajreṇa| yena kāritāṃ tasya kṛtāṃ vidyāṃ chindayāmyasinā kīlayāmi vajreṇa| muṇḍaśrava(ma)ṇakṛtāṃ vidyāṃ chindayāmyasinā kīlayāmi vajreṇa| dūtadūtī-ceṭacetīkṛtāṃ vidyāṃ chindayāmyasinā kīlayāmi vajreṇa| sarvarṣivarakṛtāṃ vidyāṃ chindayāmyasinā kīlayāmi vajreṇa| sarvadevatagaṇakṛtāṃ vidyāṃ chindayāmyasinā kīlayāmi vajreṇa| sarvāhitaiṣipatikṛtāṃ vidyāṃ chindayāmyasinā kīlayāmi vajreṇa|


om bhagavati rakṣa 2 māṃ sarvasattvāṃśca sarvabhayebhyaḥ sarvopadravopasargopāyāsebhyaḥ sarvaduṣṭapraduṣṭān sarvapratyamitrāhitaiṣiṇo vā tathāgatoṣṇīṣasitātapatre namostu te| sarvabuddhanamaskṛte| asitānalārkaprabhāsphuṭa-vikasitasitātapatre|


om jvala 2 dhaka 2 khāda 2 dara 2 vidara 2 chinda 2 bhinda 2 hūṃ hūṃ phaṭ 2 svāhā|


sarvaduṣṭān hū hū sarva ula(lla)ṅghitebhyaḥ phaṭ| sarvadurlikhitebhyaḥ phaṭ| sarvaduśchāyebhyaḥ phaṭ| sarvadigbhyaḥ phaṭ| sarvavidigbhyaḥ phaṭ| sarvadurmuktebhyaḥ phaṭ| sarvaduścharditebhyaḥ phaṭ| sarvāvadyatebhyaḥ phaṭ| sarvaduṣkṛtebhyaḥ phaṭ| sarvaduṣprekṣitebhyaḥ phaṭ| sarvajvale(re)bhyaḥ phaṭ| sarvāpasmārebhyaḥ phaṭ| sarvāpasmārakebhyaḥ phaṭ| sarvaḍākinībhyaḥ phaṭ| sarvarevatībhyaḥ phaṭ| sarvakaṭavāsinībhyaḥ phaṭ| sarvajā(yā)makebhyaḥ phaṭ| sarvaśakunibhyaḥ phaṭ| sarvamātṛnandikebhyaḥ phaṭ| sarvagarebhyaḥ phaṭ| sarvaviṣebhyaḥ phaṭ| sarvayogebhyaḥ phaṭ| sarvālaṃbakebhyaḥ phaṭ| sarvabhayebhyaḥ phaṭ| sarvopadravebhyaḥ phaṭ| sarvopasargopāyāsebhyaḥ phaṭ| sarvottrāsebhyaḥ phaṭ| sarvavyādhibhyaḥ phaṭ| sarvaśramaṇebhyaḥ phaṭ| sarvagrahebhyaḥ phaṭ| sarvatīrthakebhyaḥ phaṭ| sarvapratyarthikebhyaḥ phaṭ| sarvapātakebhyaḥ phaṭ| sarvonmādebhyaḥ phaṭ| sarvavidyādharebhyaḥ phaṭ| jayakara-madhukarasarvārthasādhakebhyaḥ phaṭ| sarvavidyācārebhyaḥ phaṭ| sarvavidyārājebhyaḥ phaṭ| sarvasādhakebhyo vidyācāryebhyaḥ phaṭ| caturbhyo bhaginībhyaḥ phaṭ| vajrakaumārīye vidyārājñīye phaṭ| sarvavidhnavināyakānāṃ phaṭ| paravidrāpana(vaṇa) karāya phaṭ| sarvāsurebhyaḥ phaṭ| sarvagaruḍebhyaḥ phaṭ| sarvamahoragebhyaḥ phaṭ| sarvamanuṣyāmanuṣyebhyaḥ phaṭ| sarvamarutebhyaḥ phaṭ| sarvakumbhāṇḍebhya phaṭ| vajraśṛṅkhalāya mahāpratyaṅgirāya phaṭ| sarvopasargebhyaḥ phaṭ| mahāpratyaṅgirebhyaḥ phaṭ| chinda 2 phaṭ| bhinda 2 phaṭ| hū hū phaṭ| he he phaṭ| ho ho phaṭ| amoghāya phat| apratihatāya phaṭ| varadāya phaṭ| asuravidrāyana(vaṇa)karāya phaṭ| sarvadevebhyaḥ phaṭ| sarvanāgebhyaḥ phaṭ| sarvayakṣebhyaḥ phaṭ| sarvarākṣasebhyaḥ phaṭ| sarvagandharvebhyaḥ phaṭ| sarvakinnarebhyaḥ phaṭ| sarvabhūtebhyaḥ phaṭ| sarvapretebhyaḥ phaṭ| sarvapiśācebhyaḥ phaṭ| sarvapūtanebhyaḥ phaṭ| sarvakaṭapūtanebhyaḥ phat| sarvaskandebhyaḥ phaṭ| vajraśṛṅkhalebhya phaṭ| mahāpratyaṅgirārājāya phaṭ| kālāya phaṭ| mahākālāya phaṭ| mātṛgaṇebhyaḥ phaṭ| mahāmātṛgaṇanamaskṛtāya phaṭ| vaiṣṇavīye phaṭ| māheśvarīye phaṭ| brahmāyaṇīye phaṭ| agnīye phaṭ| mahākālīye phaṭ| kāladaṇḍīye phaṭ| aindrīye phaṭ| raudrīye phaṭ| cāmuṇḍīye phaṭ| vārāhīye phat| mahāvārāhīye phaṭ| kālarātrīye phaṭ| rātrīye phaṭ| yamadāḍhīye phaṭ| kāpālīye phaṭ| mahākāpālīye phaṭ| kaumārīye phaṭ| yāmīye phaṭ| vāyave phaṭ| nairṛtīye phaṭ| vāruṇīye phaṭ| mārūtīye phaṭ| mahāmārutīye phaṭ| saumyāye phaṭ| aiśānīye phaṭ| pukkasīye phaṭ| artharvaṇīye phaṭ| śabarīye phaṭ| kṛṣṇaśabarīye phaṭ| yamadūtīye phaṭ| niśīdivācarebhyaḥ phaṭ| trisandhyācarebhyaḥ phaṭ| dharaṇīye phaṭ| adhimuktikakāśmīramahāśmaśānavāsinīye phaṭ| ebhyaḥ sarvabhayebhyaḥ phaṭ| sarvadoṣebhyaḥ phaṭ| om ṣṭrau bandha 2 duṣṭān rakṣa 2 māṃ sarvasattvānāṃ svāhā|


ye kecin mama sarvasattvānāṃ ca duṣṭā duṣṭacittā raudrā raudracittā pāpāḥ pāpacittāḥ kupitāḥ kupitacittā amitrā amitracittā| ete mama sarvasattvānāṃ ca rakṣāṃ kurvantu jīvantu varṣaśataṃ paśyantu śaradāṃ śatam| ye kecidyakṣagrahāḥ, vratāhārāḥ, garbhāhārāḥ, rudhirāhārāḥ, baṃśā(vasā)hārāḥ, māṃsāhāraḥ, medāhārāḥ, majjāhārāḥ, jātāhārāḥ, jīvitāhārāḥ, valyāhārāḥ, mālyāhārāḥ, gandhāhārāḥ, puṣpāhārāḥ, dhūpāhārāḥ, phalāhārāḥ, āhutyāhārāḥ, vittāhārāḥ, cittāhārāḥ, pūjāhārāḥ, mudrāhārāḥ, śleṣmāhārāḥ, kheṭāhārāḥ, siṃghāṇakāhārāḥ, vātāhārāḥ, viriktāhārāḥ, aśucyāhārāḥ, spandanikāhārāḥ| pāpacittāḥ, duṣṭacittāḥ, raudracittāḥ, devagrahāḥ, nāgagrahāḥ, yakṣagrahāḥ, rākṣasagrahāḥ, gandharvagrahāḥ, asuragrahāḥ, garuḍagrahāḥ, kinnaragrahāḥ, mahoragagrahāḥ, manuṣyagrahāḥ, amanuṣyagrahāḥ, marutagrahāḥ, piśācagrahāḥ, bhūtagrahāḥ, kumbhāṇḍagrahāḥ, pūtanagrahāḥ, kaṭapūtanagrahāḥ, skandagrahāḥ, unmādagrahāḥ, chāyāgrahāḥ, apasmāragrahāḥ, ostāḍakagrahāḥ, ḍākinīgrahāḥ, revatīgrahāḥ, śamikāgrahāḥ, jā(yā)makagrahāḥ, śakunigrahāḥ, mātṛnandigrahāḥ, kambukāminīgrahāḥ, alambanagrahāḥ, kaṭaḍākinīgrahāḥ, kaṃṭakamālinīgrahāḥ, sarvagrahāḥ|


jvarā ekāhikāḥ, dvaitīyakāḥ, traitīyakāḥ, cāturthikāḥ, saptāhikāḥ, arddhamāsikāḥ, māsikāḥ, dvai[mā]sikāḥ, mauhūrttikāḥ, nityajvarāḥ, viṣamajvarāḥ, pretajvarāḥ, piśācajvarāḥ, mānuṣajvarāḥ, amānuṣajvarāḥ, vātikāḥ, paittikāḥ, ślaiṣmikāḥ, sānnipātikāḥ, sarvajvarāḥ śirovartimapanayantu mama sarvasattvānāṃ ca arddhāvabhedakam, arocakam akṣirogaṃ nāsarogaṃ mukharogaṃ kaṇṭharogaṃ hṛdrogaṃ galagrahaṃ karṇaśūlaṃ dantaśūlam uraḥśūlaṃ hṛdayaśūlaṃ marmaśūlaṃ pṛṣṭhaśūlam udaraśūlaṃ vastiśūlaṃ gudaśūlaṃ yoniśūlaṃ pradaraśūlam ūrūśūlaṃ jaṅghāśūlaṃ hastaśūlaṃ pādaśūlam aṅgapratyaṅgaśūlaṃ mama cāpanayantu|

bhūtapretavetālaḍākinījvaradagdhakaṇḍūkiṭībhakuṣṭapittakaplīhabhagaṃdaralūtāpāmāvaisarpaloha-


liṅgāśeṣaśvāsatrāsakāsamūrchāgaraviṣayayogāgnyudakamāramārīkalahavairakāntārākālamṛtyutryambukatrai(tai)lāṭakavṛścikasarpanakulasiṃhavyāghrarkṣatarakṣucarmaramakaravṛkataskarājīvakāyikānapanayantu| anyeṣāṃ sarveṣāṃ sitātapatramahoṣṇīṣamahāpratyaṅgirāvidyānubhāvena yāvad dvādaśayojanābhyantareṇa pañcāśatayojanābhyantareṇa vā vidyābandhaṃ karomi tejobandhanaṃ karomi sarvavidyābandhanaṃ karomi paravidyābandhanaṃ karomi sīmābandhanaṃ karomi dharaṇībandhanaṃ karomi daśadigbandhanaṃ karomi parasainyastambhanaṃ karomi| tadyathā om anane 2 khakhane 2 vīṣama 2 vīre 2 maunya 2 śānte 2 dānte 2 vajradhara bandhabandhani vajrapāṇe phaṭ|


om hū ṣṭroṃ phaṭ 2 svāhā| om vajrapāśe bandha 2 vajrapāśaṃ ca sarvaduṣṭavighnavināyakān hū phaṭ 2 rakṣa 2 māṃ sarvasattvāṃśca svāhā| ya imāṃ sarvatathāgatoṣṇīṣasitātapatrānāmāparājitāpratyaṅgirāmahāvidyārājñīṃ likhitvā bhūrjapatre vastre vā valkale vā kāyagataṃ vā kaṇṭhagataṃ vā kṛtvā dhārayiṣyati vāciṣyati aśuddhakaṃ na kṣamiṣyati| sarvakṛtyakarma na kramiṣyati| nagaraṃ kramiṣyati, yogaṃ kramiṣyati, nākālamṛtyunā kālaṃ kariṣyati| sarvagrahāṇāṃ sarvavighnavināyakānāṃ ca priyo bhaviṣyati| mana-āpaścaturaśītikalpakoṭīsahasrāṇi jātau jātau jātismaro bhaviṣyati caturaśītivajrakulakoṭiniyutaśatasahasrāṇi vidyādevatā nityaṃ satatasamitaṃ tasya rakṣāvaraṇaguptiṃ kariṣyanti| caturaśītivajradūtī kiṃkarā nityaṃ paripālayiṣyanti teṣāmapi priyo bhaviṣyati| mana-āpaśca na kadācidyakṣatvaṃ na rākṣasatvaṃ na bhūtatvaṃ na piśācatvaṃ na pūtanatvaṃ na kaṭapūtanatvaṃ na manuṣyadāridryaṃ pratyanubhaviṣyati| gaṅgānadībālukāsaṃkhyeyāprameyāṇāṃ buddhānāṃ bhagavatāṃ puṇyaskandhena samanvāgato bhaviṣyati| imāṃ ca sarvatathāgatoṣṇīṣasitātapatrānāmāparājitāṃ pratyaṅgirāṃ mahavidyārājñīṃ dhārayamāṇa abrahmacārī brahmacārī bhaviṣyati| amaunī maunī bhaviṣyati| aśuciḥ śucirbhaviṣyati| anupavāsī upavāsī bhaviṣyati| yo'pi pañcānantaryakārī syāt so'pi nirdhūtapāpo bhaviṣyati| pūrvakarmāvaraṇaṃ niravaśeṣaṃ parikṣayaṃ gacchati| yaḥ kaścit mātṛgrāme tathāgatoṣṇīṣasitātapatrānāmāparājitā mahāpratyaṅgirā mahāvidyārājñīṃ dhārayamāṇaḥ putrārthī putraṃ pratilabhate| āyuḥpuṇyabalaṃ pratilabhate| itaścyutvā sukhavatyāṃ lokadhātāvupapadyate| sa ca rāgadveṣamohamānadarpavigato bhaviṣyati| yaḥ kaścinmanuṣyamāre paśumāre gomāre sarve'pyupadravopasargopāyāsaparacakrāgamaneṣu tasya bhagavato jinasya samyaksaṃbuddhasya sarvatathāgatoṣṇīṣasitātapatrānāmāparājitāṃ dhvajāgrāvaropitāṃ kṛtvā mahatā pūjāsatkāreṇa mahatīṃ pūjāṃ kṛtvā sarvanagaradvāreṣu praveśayet vihāre vā grāme vā nagare vā janapade vā nigame vā śmaśāne vā parvate vā araṇyāyatane vā imāmaparājitāṃ pratyaṅgirāṃ vidyārājñīṃ mahatā satkāreṇa praveśayet| praveśitamātreṇa praśāntikṛto bhaviṣyati| sarve'pyupadravopasargopāyāsāḥ paracakrāṇi praśāmyanti| ananto nāgarājā śaṅkhapālo nāgarājā mahākṛṣṇo nāgarājā nandyupanaṃdau nāgarājānau anye ca sarve te nāgarājānaḥ kāle ca kālaṃ varṣayiṣyanti kālena kālaṃ autsukyamāpatsyate| kālena kālaṃ garjayiṣyanti sarvarogopadravāṃścopaśamayiṣyanti|


om ṣṭroṃ bandha 2 sarvaduṣṭān rakṣa 2 māṃ sarvasattvāṃśca svāhā| om hū ṣṭroṃ bandha 2 duṣṭān rakṣa 2 māṃ sarvasattvāṃśca vajrapāṇe hū phaṭ svāhā| om sarvatathāgatoṣṇīṣa avalokitamūrdhni tejorāśi| om jvala 2 dhak 2 khāda 2 dara 2 vidara 2 chinte (chinda) 2 bhinda 2 hū 2 phaṭ 3 rakṣa 2 māṃ sarvasattvāṃśca svāhā| om sarvatathāgatoṣṇīṣasitātapatre hū phaṭ| om rakṣa 2 māṃ sarvasattvāṃśca hū phaṭ svāhā| tadyathā- om anale 2acare 2 khasame 2 vīre 2 saumye 2 sarvabuddhādhiṣṭhānādhiṣṭhite sarvatathāgatoṣṇīṣasitātapatre sarvaduṣṭacittān hū phaṭ svāhā| buddhayogena sarvopadraveṣu trijaptā kartavyā| sarvabuddhabodhisattvāśca sadevamānuṣāsuragaruḍakinnaramahoragaśca loko bhagavato bhāṣitamabhyanandanniti|



āryasarvatathāgatoṣṇīṣasitātapatrānāmaparājitā pratyaṅgirā


mahāvidyārājñī samāptā||


----------------------

Phạn văn (Devanāgarī)


सितातपत्रा


ॐ नमः श्रीसर्वबुद्धबोधिसत्त्वेभ्यः।


एवं मया श्रुतम् एकस्मिन् समये भगवान् देवेषु त्रायस्त्रिंशेषु विहरति स्म। सुधर्मायां देवसभायां महता भिक्षुसंघेन महता च बोधिसत्त्वसंघेन भिक्षुशतैः शक्रेण च देवतानामिन्द्रेण सार्धम्। तत्र खलु भगवान् प्रज्ञप्त एवासने निषद्य उष्णीषमवलोकितं नाम समाधिं समापद्यते स्म। समनन्तरसमापन्नस्य भगवत उष्णीषमध्यादिमानि मन्त्रपदानि निश्चरन्ति स्म।


नमो भगवते उष्णीषाय शुद्धे विरजे विमले स्वाहा। नमो भगवते अप्रणिहतो उष्णीषाय। नमो बुद्धाय। नमो धर्माय। नमो संघाय। नमः सप्तानां सम्यक्संबुद्धकोटीनां नमो मैत्रेयप्रमुखानां सर्वबुद्धबोधिसत्त्वानां सश्रावकसंघानाम्। नमो लोके अर्हतानाम्। नमः स्त्रोत-आपन्नानाम्। नमः सकृदागामिनाम। नमो अनागामिनाम्। नमो लोके सम्यग्गतानाम्। नमः सम्यक्प्रतिपन्नानाम्। नमो देवर्षीणाम्। नमो देवब्रह्मणे। नमो बुद्धाय। नमो भगवते रुद्राय उमापतिसहिताय। नमो वरुणाय। नमो भगवते नारायणाय। महापञ्चमुद्रा नमः नमस्कृताय। नमो भगवते नन्दिकेश्वरमहाकालाय। त्रिपुरनगरविद्रावणकराय। अधिमुक्तिककश्मीरमहाश्मशाननिवासिताय। नमो मातृगणसहिताय। नमो भगवते तथागतकुलस्य। नमो भगवते पद्मकुलस्य। नमो भगवते वज्रकुलस्य। नमो भगवते मणिकुलस्य। नमो भगवते गजकुलस्य। नमो भगवते कर्मकुलस्य। नमो भगवते रत्नकुलस्य। नमो भगवते कुमारकुलस्य। नमो भगवते नागकुलस्य। नमो भगवते रागकुलस्य। नमो भगवते दृढशूर[र]णसेनप्रहरणराजाय तथागतायार्हते सम्यक्संबुद्धाय। नमो भगवते अमिताभाय तथागतायार्हते सम्यक्संबुद्धाय। नमो भगवते अक्षोभ्याय तथागतायार्हते सम्यक्संबुद्धाय। नमो भगवते वज्रधरसागरगर्जिने तथागतायार्हते सम्यक्संबुद्धाय। नमो भगवते भैषज्यगुरुवैदूर्यप्रभराजाय तथागतायार्हते सम्यक्‍संबुद्धाय। नमो भगवते अमोघसिद्धये तथागतायार्हते सम्यक्संबुद्धाय। नमो भगवते सुपुष्पितसालेन्द्रराजाय तथागतायार्हते सम्यक्संबुद्धाय। नमो भगवते पद्मोत्तरराजाय तथागतायार्हते सम्यक्संबुद्दाय। नमो भगवते विपश्यिने तथागतायार्हते सम्यक्संबुद्धाय। नमो भगवते शिखिने तथागतायार्हते सम्यक्संबुद्धाय। नमो भगवते विश्वभुवे तथागतायार्हते सम्यक्संबुद्धाय। नमो भगवते क्रकुच्छन्दाय तथागतायार्हते सम्यक्संबुद्धाय। नमो भगवते कनकमुनये तथागतायार्हते सम्यक्संबुद्धाय। नमो भगवते काश्यपाय तथागतायार्हते सम्यक्संबुद्धाय। नमो भगवते शाक्यमुनये तथागतायार्हते सम्यक्संबुद्धाय। नमो भगवते रत्नचन्द्राय तथागतायार्हते सम्यक्संबुद्धाय। नमो भगवते रत्नकेतुराजाय तथागतायार्हते सम्यक्संबुद्धाय। नमो भगवते समन्तभद्राय तथागतायार्हते सम्यक्संबुद्धाय। नमो भगवते वैरोचनाय तथागतायार्हते सम्यक्संबुद्धाय। नमो भगवते विकसितकमलोत्तरगन्धकेतुराजाय तथागतायार्हते सम्यक्संबुद्धाय। एभ्यो नमस्कृत्वा इमां भगवतीं सर्वतथागतोष्णीषसितातपत्रा- नामापराजितां प्रत्यङ्गिरां प्रवक्ष्यामि।


सर्वकलिकलहविग्रहविवादप्रशमनीम्। सर्वभूतग्रहनिवारणीम्। सर्वपरविद्याच्छेदनीम्। अकालमृत्युपरित्रायणीम्। सर्वसत्त्वबन्धनमोक्षणीम्। सर्वदुःस्वप्ननाशनीम्। यक्षराक्षसग्रहाणां विध्वंसनकरीम्। चतुरशीतिनां ग्रहसहस्राणां विध्वंसनकरीम्। अष्टाविंशतीनां नक्षत्राणां प्रसादनकरीम्। सर्वशत्रुनिवारणीमष्टानां महाग्रहाणां विध्वंसनकरीम्। घोरदुष्टदुःस्वप्नानां च विनाशनकरीम्। विषशस्त्राग्न्युदकोत्तारणीम्। सर्वदुर्गतिभयोत्तरणीम्। यावदष्टावकालमरणपरित्राणकरीम्। अपराजितां महाघोरां महाबलां महातेजां महाचण्डां महाश्वेतां महदीप्तां महामालां महाज्वालां महापाण्डरवासिनीम्।


आर्यतारा भृकुटी चैव जया च विजया तथा।


सर्वमारविहन्त्री च वज्रमालेति विश्रुता॥



पद्मा भावजचिन्हा च माला चैवापराजिता।


वज्रतुण्डी विशाली च शान्ता वैदेहपूजिता॥


सौम्यरूपा महाश्वेता ज्वाला पाण्डरवासिनी।


आर्यतारा महाबला अपरा वज्रशृङ्खला॥


[तथा च] वज्रकौमारी कुलंदरी [तथैव] च।


वज्रहस्ता वज्रविद्या [तथा] काञ्चनमालिका॥


कुसुंभरत्ना(रदना) चैव वैरोचनकुलप्रभा।


तथागतकुलोष्णीषविश्रुता विजृम्भमानिका॥


वज्रा कनकप्रभा लोचना वज्रतुण्डिका।


[तथा] श्वेता च कमलाक्षिणी बुद्धलोचना॥


तथा वज्रप्रभा चन्द्रा तथा वज्रधरापि च।


वज्रमाला महामाया देवी च कनकप्रभा॥


सुलोचना [तथा चैव] श्वेता च कमलेक्षणा।


विनीता शान्तचित्ता च आत्मगुणज्ञा शशिप्रभा॥



इत्येता महामुद्रागणाः सर्वमातृगणाश्च सर्वा रक्षां कुर्वन्तु मम सर्वसत्त्वानां च।


ॐ ऋषिगणप्रशस्ते सर्वतथागतोष्णीषसितातपत्रे हूँ हूँ ह्रीं ष्ट्रों जम्भनि। हूँ हूँ ह्रीं ष्ट्रों स्तम्भनि। ॐ हूँ हूँ ह्रीं ष्ट्रो परविद्यास्तम्भनकरी। हूँ हूँ ह्रीं ष्ट्रों सर्वयक्षराक्षसग्रहाणां विध्वंसनकरी। हूँ हूँ ह्रीं ष्ट्रों चतुरशितीनां ग्रहसहस्राणां विध्वंसनकरी। हूँ हूँ ह्रीं ष्ट्रो अष्टाविंशतिनां नक्षत्राणां प्रसादनकरी। हूँ हूँ ह्रीं ष्ट्रो अष्टानां महाग्रहाणां विध्वंसनकरी। हूँ हूँ ह्रीं ष्ट्रों रक्ष २ मां सर्वसत्त्वांश्च।


नमो भगवति सर्वतथागतोष्णीषसितातपत्रे महाप्रत्यङ्गिरे महसहस्रभुजे महासहस्रशीर्षे कोटीशतसहस्रनेत्रे अभेद्ये ज्वलितटंकारि महवज्रोदारे त्रिभुवनमण्डले। ॐ स्वस्तिर्भवतु मम सर्वसत्त्वानां च। राजभयात्, चौरभयात्, अग्निभयात्, उदकभयात्, विषशस्त्रभयात्, शत्रुभयात्, परचक्रभयात्, दुर्भिक्षभयात्, अरिभयात्, अशनिभयात्, अकालमृत्युभयात्, धरणीकम्पभयात्, उल्कापातभयात्, राजदण्डभयात्, चण्डमृगभयात्, नागभयात्, विद्युद्‍भयात्, तप्तबालुकभयात्, सुपर्णिभयात्, सर्वमृत्यूपद्रवोपसर्गोपायासभयात्, ग्रहभयात्, देवभयात्, नागभयात्, यक्षभयात्, राक्षसभयात्, गन्धर्वभयात्, असुरग्रहात्, महोरगग्रहात्, मनुष्यग्रहात्, अमनुष्यग्रहात्, भूतग्रहात्, प्रेतग्रहात्, पिशाचग्रहात्, कुम्भाण्डग्रहात्, पूतनग्रहात्, कटपूतनग्रहात्, स्कन्दग्रहात्, उन्मादग्रहात्, छायाग्रहात्, अपस्मारग्रहात्, ओस्ताडकग्रहात्, डाकिनीग्रहात्, कटडाकिनीग्रहात्, रेवतीग्रहात्, शकुनिग्रहात्, मातृनन्दिग्रहात्, लम्बिकाग्रहात्, शमिकाग्रहात्, आलम्बनग्रहात्, कटवासिनीग्रहात्, कंटकमालिनीग्रहात्, सर्वग्रहात्। व्रताहारिण्याः, गर्भाहारिण्याः, रुधिराहारिण्याः, मांसाहारिण्याः, मेदाहारिण्याः, मज्जाहारिण्याः, जाताहारिण्याः, जीविताहारिण्याः, वल्याहारिण्याः, माल्याहारिण्याः, गन्धाहारिण्याः, पुष्पाहारिण्याः, धूपाहारिण्याः, फलाहारिण्याः, शस्याहारिण्याः, आहुत्याहरिण्याः, पूजाहारिण्याः, विष्टाहारिण्याः, मूत्राहारिण्याः, खेटाहारिण्याः, सिंघाणकाहारिण्याः, वाताहारिण्याः, विरिक्ताहारिण्याः, अशुच्याहारिण्याः, स्पन्दनिकाहारिण्याः, वित्ताहारिण्याः, चित्ताहारिण्याः।


एतेषां सर्वेषां सर्वविघ्नांश्छिन्दयाम्यसिना कीलयामि वज्रेण। परिव्राजकृतां विद्यां छिन्दयाम्यसिना कीलयामि वज्रेण। डाकडाकिनीकृतां विद्यां छिन्दयाम्यसिना कीलयामि वज्रेण। ब्रह्मकृतां विद्यां छिन्दयाम्यसिना कीलयामि वज्रेण। शक्रकृतां विद्यां छिन्दयाम्यसिना कीलयामि वज्रेण। नारायणकृतां विद्यां छिन्दयाम्यसिना कीलयामि वज्रेण। महापशुपतिकृतां विद्यां छिन्दयाम्यसिना कीलयामि वज्रेण। महाकालकृतां विद्यां छिन्दयाम्यसिना कीलयामि वज्रेण। मातृकागणकृतां विद्यां छिन्दयाम्यसिना कीलयामि वज्रेण। कापालिकृतां विद्यां छिन्दयाम्यसिना कीलयामि वज्रेण। शबरकृतां विद्यां छिन्दयाम्यसिना कीलयामि वज्रेण। पुक्कसकृतां विद्यां छिन्दयाम्यसिना कीलयामि वज्रेण। अथर्वणकृतां विद्यां छिन्दयाम्यसिना कीलयामि वज्रेण। वज्रकौमारीकृतां विद्यां छिन्दयाम्यसिना कीलयामि वज्रेण। यमारिकृतां विद्यां छिन्दयाम्यसिना किलयामि वज्रेण। यमदूतकृतां विद्यां छिन्दयाम्यसिना कीलयामि वज्रेण। क्रूरनागकृतां विद्यां छिन्दयाम्यसिना कीलयामि वज्रेण। अधिकर्मकृतां विद्यां छिन्दयाम्यसिना कीलयामि वज्रेण। विनायककृतां विद्यां छिन्दयाम्यसिना कीलयामि वज्रेण। कुमारकृतां विद्यां छिन्दयाम्यसिना कीलयामि वज्रेण। चतुर्महाराजकृतां विद्यां छिन्दयाम्यसिना कीलयामि वज्रेण। चतुर्भगिनीकृतां विद्यां छिन्दयाम्यसिना कीलयामि वज्रेण। गरुडकृतां विद्यां छिन्दयाम्यसिना कीलयामि वज्रेण। जयकरमधुकरसिद्धिकरसर्वार्थसाधनकृतां विद्यां छिन्दयाम्यसिना कीलयामि वज्रेण। शृंगिरिटिनन्दिकेश्वरकार्त्तिकेयचन्द्रसूर्यगणपतिसहायकृतां विद्यां छिन्दयाम्यसिना कीलयामि वज्रेण। नग्नश्रव(म)णकृतं विद्यां छिन्दयाम्यसिना कीलयामि वज्रेण। अर्हतकृतां विद्यां छिन्दयाम्यसिना कीलयामि वज्रेण। अवलोकितेश्वरकृतां विद्यां छिन्दयाम्यसिना कीलयामि वज्रेण। वीतराग [कृतां] विद्यां छिन्दयाम्यसिना कीलयामि वज्रेण। वज्रपाणि गुह्यकाधिपतिकृतां विद्यां चीन्दयाम्यसिना कीलयामि वज्रेण। यत्र यत्रकृतां विद्यां छिन्दयाम्यसिना कीलयामि वज्रेण। येन कारितां तस्य कृतां विद्यां छिन्दयाम्यसिना कीलयामि वज्रेण। मुण्डश्रव(म)णकृतां विद्यां छिन्दयाम्यसिना कीलयामि वज्रेण। दूतदूती-चेटचेतीकृतां विद्यां छिन्दयाम्यसिना कीलयामि वज्रेण। सर्वर्षिवरकृतां विद्यां छिन्दयाम्यसिना कीलयामि वज्रेण। सर्वदेवतगणकृतां विद्यां छिन्दयाम्यसिना कीलयामि वज्रेण। सर्वाहितैषिपतिकृतां विद्यां छिन्दयाम्यसिना कीलयामि वज्रेण।


ॐ भगवति रक्ष २ मां सर्वसत्त्वांश्च सर्वभयेभ्यः सर्वोपद्रवोपसर्गोपायासेभ्यः सर्वदुष्टप्रदुष्टान् सर्वप्रत्यमित्राहितैषिणो वा तथागतोष्णीषसितातपत्रे नमोस्तु ते। सर्वबुद्धनमस्कृते। असितानलार्कप्रभास्फुट-विकसितसितातपत्रे।


ॐ ज्वल २ धक २ खाद २ दर २ विदर २ छिन्द २ भिन्द २ हूं हूं फट् २ स्वाहा।


सर्वदुष्टान् हूँ हूँ सर्व उल(ल्ल)ङ्घितेभ्यः फट्। सर्वदुर्लिखितेभ्यः फट्। सर्वदुश्छायेभ्यः फट्। सर्वदिग्भ्यः फट्। सर्वविदिग्भ्यः फट्। सर्वदुर्मुक्तेभ्यः फट्। सर्वदुश्छर्दितेभ्यः फट्। सर्वावद्यतेभ्यः फट्। सर्वदुष्कृतेभ्यः फट्। सर्वदुष्प्रेक्षितेभ्यः फट्। सर्वज्वले(रे)भ्यः फट्। सर्वापस्मारेभ्यः फट्। सर्वापस्मारकेभ्यः फट्। सर्वडाकिनीभ्यः फट्। सर्वरेवतीभ्यः फट्। सर्वकटवासिनीभ्यः फट्। सर्वजा(या)मकेभ्यः फट्। सर्वशकुनिभ्यः फट्। सर्वमातृनन्दिकेभ्यः फट्। सर्वगरेभ्यः फट्। सर्वविषेभ्यः फट्। सर्वयोगेभ्यः फट्। सर्वालंबकेभ्यः फट्। सर्वभयेभ्यः फट्। सर्वोपद्रवेभ्यः फट्। सर्वोपसर्गोपायासेभ्यः फट्। सर्वोत्त्रासेभ्यः फट्। सर्वव्याधिभ्यः फट्। सर्वश्रमणेभ्यः फट्। सर्वग्रहेभ्यः फट्। सर्वतीर्थकेभ्यः फट्। सर्वप्रत्यर्थिकेभ्यः फट्। सर्वपातकेभ्यः फट्। सर्वोन्मादेभ्यः फट्। सर्वविद्याधरेभ्यः फट्। जयकर-मधुकरसर्वार्थसाधकेभ्यः फट्। सर्वविद्याचारेभ्यः फट्। सर्वविद्याराजेभ्यः फट्। सर्वसाधकेभ्यो विद्याचार्येभ्यः फट्। चतुर्भ्यो भगिनीभ्यः फट्। वज्रकौमारीये विद्याराज्ञीये फट्। सर्वविध्नविनायकानां फट्। परविद्रापन(वण) कराय फट्। सर्वासुरेभ्यः फट्। सर्वगरुडेभ्यः फट्। सर्वमहोरगेभ्यः फट्। सर्वमनुष्यामनुष्येभ्यः फट्। सर्वमरुतेभ्यः फट्। सर्वकुम्भाण्डेभ्य फट्। वज्रशृङ्खलाय महाप्रत्यङ्गिराय फट्। सर्वोपसर्गेभ्यः फट्। महाप्रत्यङ्गिरेभ्यः फट्। छिन्द २ फट्। भिन्द २ फट्। हूँ हूँ फट्। हे हे फट्। हो हो फट्। अमोघाय फत्। अप्रतिहताय फट्। वरदाय फट्। असुरविद्रायन(वण)कराय फट्। सर्वदेवेभ्यः फट्। सर्वनागेभ्यः फट्। सर्वयक्षेभ्यः फट्। सर्वराक्षसेभ्यः फट्। सर्वगन्धर्वेभ्यः फट्। सर्वकिन्नरेभ्यः फट्। सर्वभूतेभ्यः फट्। सर्वप्रेतेभ्यः फट्। सर्वपिशाचेभ्यः फट्। सर्वपूतनेभ्यः फट्। सर्वकटपूतनेभ्यः फत्। सर्वस्कन्देभ्यः फट्। वज्रशृङ्खलेभ्य फट्। महाप्रत्यङ्गिराराजाय फट्। कालाय फट्। महाकालाय फट्। मातृगणेभ्यः फट्। महामातृगणनमस्कृताय फट्। वैष्णवीये फट्। माहेश्वरीये फट्। ब्रह्मायणीये फट्। अग्नीये फट्। महाकालीये फट्। कालदण्डीये फट्। ऐन्द्रीये फट्। रौद्रीये फट्। चामुण्डीये फट्। वाराहीये फत्। महावाराहीये फट्। कालरात्रीये फट्। रात्रीये फट्। यमदाढीये फट्। कापालीये फट्। महाकापालीये फट्। कौमारीये फट्। यामीये फट्। वायवे फट्। नैरृतीये फट्। वारुणीये फट्। मारूतीये फट्। महामारुतीये फट्। सौम्याये फट्। ऐशानीये फट्। पुक्कसीये फट्। अर्थर्वणीये फट्। शबरीये फट्। कृष्णशबरीये फट्। यमदूतीये फट्। निशीदिवाचरेभ्यः फट्। त्रिसन्ध्याचरेभ्यः फट्। धरणीये फट्। अधिमुक्तिककाश्मीरमहाश्मशानवासिनीये फट्। एभ्यः सर्वभयेभ्यः फट्। सर्वदोषेभ्यः फट्। ॐ ष्ट्रौ बन्ध २ दुष्टान् रक्ष २ मां सर्वसत्त्वानां स्वाहा।


ये केचिन् मम सर्वसत्त्वानां च दुष्टा दुष्टचित्ता रौद्रा रौद्रचित्ता पापाः पापचित्ताः कुपिताः कुपितचित्ता अमित्रा अमित्रचित्ता। एते मम सर्वसत्त्वानां च रक्षां कुर्वन्तु जीवन्तु वर्षशतं पश्यन्तु शरदां शतम्। ये केचिद्यक्षग्रहाः, व्रताहाराः, गर्भाहाराः, रुधिराहाराः, बंशा(वसा)हाराः, मांसाहारः, मेदाहाराः, मज्जाहाराः, जाताहाराः, जीविताहाराः, वल्याहाराः, माल्याहाराः, गन्धाहाराः, पुष्पाहाराः, धूपाहाराः, फलाहाराः, आहुत्याहाराः, वित्ताहाराः, चित्ताहाराः, पूजाहाराः, मुद्राहाराः, श्लेष्माहाराः, खेटाहाराः, सिंघाणकाहाराः, वाताहाराः, विरिक्ताहाराः, अशुच्याहाराः, स्पन्दनिकाहाराः। पापचित्ताः, दुष्टचित्ताः, रौद्रचित्ताः, देवग्रहाः, नागग्रहाः, यक्षग्रहाः, राक्षसग्रहाः, गन्धर्वग्रहाः, असुरग्रहाः, गरुडग्रहाः, किन्नरग्रहाः, महोरगग्रहाः, मनुष्यग्रहाः, अमनुष्यग्रहाः, मरुतग्रहाः, पिशाचग्रहाः, भूतग्रहाः, कुम्भाण्डग्रहाः, पूतनग्रहाः, कटपूतनग्रहाः, स्कन्दग्रहाः, उन्मादग्रहाः, छायाग्रहाः, अपस्मारग्रहाः, ओस्ताडकग्रहाः, डाकिनीग्रहाः, रेवतीग्रहाः, शमिकाग्रहाः, जा(या)मकग्रहाः, शकुनिग्रहाः, मातृनन्दिग्रहाः, कम्बुकामिनीग्रहाः, अलम्बनग्रहाः, कटडाकिनीग्रहाः, कंटकमालिनीग्रहाः, सर्वग्रहाः।




ज्वरा एकाहिकाः, द्वैतीयकाः, त्रैतीयकाः, चातुर्थिकाः, सप्ताहिकाः, अर्द्धमासिकाः, मासिकाः, द्वै[मा]सिकाः, मौहूर्त्तिकाः, नित्यज्वराः, विषमज्वराः, प्रेतज्वराः, पिशाचज्वराः, मानुषज्वराः, अमानुषज्वराः, वातिकाः, पैत्तिकाः, श्लैष्मिकाः, सान्निपातिकाः, सर्वज्वराः शिरोवर्तिमपनयन्तु मम सर्वसत्त्वानां च अर्द्धावभेदकम्, अरोचकम् अक्षिरोगं नासरोगं मुखरोगं कण्ठरोगं हृद्रोगं गलग्रहं कर्णशूलं दन्तशूलम् उरःशूलं हृदयशूलं मर्मशूलं पृष्ठशूलम् उदरशूलं वस्तिशूलं गुदशूलं योनिशूलं प्रदरशूलम् ऊरूशूलं जङ्घाशूलं हस्तशूलं पादशूलम् अङ्गप्रत्यङ्गशूलं मम चापनयन्तु।


भूतप्रेतवेतालडाकिनीज्वरदग्धकण्डूकिटीभकुष्टपित्तकप्लीहभगंदरलूतापामावैसर्पलोहलिङ्गाशेषश्वासत्रासकासमूर्छागरविषय-


योगाग्न्युदकमारमारीकलहवैरकान्ताराकालमृत्युत्र्यम्बुकत्रै(तै)लाटकवृश्चिकसर्पनकुलसिंहव्याघ्रर्क्षतरक्षुचर्मरमकरवृकतस्कराजीवकायिकानपनयन्तु। अन्येषां सर्वेषां सितातपत्रमहोष्णीषमहाप्रत्यङ्गिराविद्यानुभावेन यावद् द्वादशयोजनाभ्यन्तरेण पञ्चाशतयोजनाभ्यन्तरेण वा विद्याबन्धं करोमि तेजोबन्धनं करोमि सर्वविद्याबन्धनं करोमि परविद्याबन्धनं करोमि सीमाबन्धनं करोमि धरणीबन्धनं करोमि दशदिग्बन्धनं करोमि परसैन्यस्तम्भनं करोमि। तद्यथा ॐ अनने २ खखने २ वीषम २ वीरे २ मौन्य २ शान्ते २ दान्ते २ वज्रधर बन्धबन्धनि वज्रपाणे फट्।


ॐ हूँ ष्ट्रों फट् २ स्वाहा। ॐ वज्रपाशे बन्ध २ वज्रपाशं च सर्वदुष्टविघ्नविनायकान् हूँ फट् २ रक्ष २ मां सर्वसत्त्वांश्च स्वाहा। य इमां सर्वतथागतोष्णीषसितातपत्रानामापराजिताप्रत्यङ्गिरामहाविद्याराज्ञीं लिखित्वा भूर्जपत्रे वस्त्रे वा वल्कले वा कायगतं वा कण्ठगतं वा कृत्वा धारयिष्यति वाचिष्यति अशुद्धकं न क्षमिष्यति। सर्वकृत्यकर्म न क्रमिष्यति। नगरं क्रमिष्यति, योगं क्रमिष्यति, नाकालमृत्युना कालं करिष्यति। सर्वग्रहाणां सर्वविघ्नविनायकानां च प्रियो भविष्यति। मन-आपश्चतुरशीतिकल्पकोटीसहस्राणि जातौ जातौ जातिस्मरो भविष्यति चतुरशीतिवज्रकुलकोटिनियुतशतसहस्राणि विद्यादेवता नित्यं सततसमितं तस्य रक्षावरणगुप्तिं करिष्यन्ति। चतुरशीतिवज्रदूती किंकरा नित्यं परिपालयिष्यन्ति तेषामपि प्रियो भविष्यति। मन-आपश्च न कदाचिद्यक्षत्वं न राक्षसत्वं न भूतत्वं न पिशाचत्वं न पूतनत्वं न कटपूतनत्वं न मनुष्यदारिद्र्यं प्रत्यनुभविष्यति। गङ्गानदीबालुकासंख्येयाप्रमेयाणां बुद्धानां भगवतां पुण्यस्कन्धेन समन्वागतो भविष्यति। इमां च सर्वतथागतोष्णीषसितातपत्रानामापराजितां प्रत्यङ्गिरां महविद्याराज्ञीं धारयमाण अब्रह्मचारी ब्रह्मचारी भविष्यति। अमौनी मौनी भविष्यति। अशुचिः शुचिर्भविष्यति। अनुपवासी उपवासी भविष्यति। योऽपि पञ्चानन्तर्यकारी स्यात् सोऽपि निर्धूतपापो भविष्यति। पूर्वकर्मावरणं निरवशेषं परिक्षयं गच्छति। यः कश्चित् मातृग्रामे तथागतोष्णीषसितातपत्रानामापराजिता महाप्रत्यङ्गिरा महाविद्याराज्ञीं धारयमाणः पुत्रार्थी पुत्रं प्रतिलभते। आयुःपुण्यबलं प्रतिलभते। इतश्च्युत्वा सुखवत्यां लोकधातावुपपद्यते। स च रागद्वेषमोहमानदर्पविगतो भविष्यति। यः कश्चिन्मनुष्यमारे पशुमारे गोमारे सर्वेऽप्युपद्रवोपसर्गोपायासपरचक्रागमनेषु तस्य भगवतो जिनस्य सम्यक्संबुद्धस्य सर्वतथागतोष्णीषसितातपत्रानामापराजितां ध्वजाग्रावरोपितां कृत्वा महता पूजासत्कारेण महतीं पूजां कृत्वा सर्वनगरद्वारेषु प्रवेशयेत् विहारे वा ग्रामे वा नगरे वा जनपदे वा निगमे वा श्मशाने वा पर्वते वा अरण्यायतने वा इमामपराजितां प्रत्यङ्गिरां विद्याराज्ञीं महता सत्कारेण प्रवेशयेत्। प्रवेशितमात्रेण प्रशान्तिकृतो भविष्यति। सर्वेऽप्युपद्रवोपसर्गोपायासाः परचक्राणि प्रशाम्यन्ति। अनन्तो नागराजा शङ्खपालो नागराजा महाकृष्णो नागराजा नन्द्युपनंदौ नागराजानौ अन्ये च सर्वे ते नागराजानः काले च कालं वर्षयिष्यन्ति कालेन कालं औत्सुक्यमापत्स्यते। कालेन कालं गर्जयिष्यन्ति सर्वरोगोपद्रवांश्चोपशमयिष्यन्ति।


ॐ ष्ट्रों बन्ध २ सर्वदुष्टान् रक्ष २ मां सर्वसत्त्वांश्च स्वाहा। ॐ हूँ ष्ट्रों बन्ध २ दुष्टान् रक्ष २ मां सर्वसत्त्वांश्च वज्रपाणे हूँ फट् स्वाहा। ॐ सर्वतथागतोष्णीष अवलोकितमूर्ध्नि तेजोराशि। ॐ ज्वल २ धक् २ खाद २ दर २ विदर २ छिन्ते(छिन्द) २ भिन्द २ हूँ २ फट् ३ रक्ष २ मां सर्वसत्त्वांश्च स्वाहा। ॐ सर्वतथागतोष्णीषसितातपत्रे हूँ फट्। ॐ रक्ष २ मां सर्वसत्त्वांश्च हूँ फट् स्वाहा। तद्यथा- ॐ अनले २अचरे २ खसमे २ वीरे २ सौम्ये २ सर्वबुद्धाधिष्ठानाधिष्ठिते सर्वतथागतोष्णीषसितातपत्रे सर्वदुष्टचित्तान् हूँ फट् स्वाहा। बुद्धयोगेन सर्वोपद्रवेषु त्रिजप्ता कर्तव्या। सर्वबुद्धबोधिसत्त्वाश्च सदेवमानुषासुरगरुडकिन्नरमहोरगश्च लोको भगवतो भाषितमभ्यनन्दन्निति।


आर्यसर्वतथागतोष्णीषसितातपत्रानामपराजिता प्रत्यङ्गिरा


महाविद्याराज्ञी समाप्ता॥


Comments

Popular posts from this blog

KINH A DI ĐÀ TIẾNG PHẠN (SANSKRIT)

PHẬT NÓI KINH PHÁP ẤN

ṣaṇmukhī-dhāraṇī - Lục Diện dhāraṇī